Bệnh Kienbock, hay còn gọi là chứng nhuyễn xương bán nguyệt, có nguyên nhân do hoại tử vô mạch xương nguyệt sau các vi chấn thương lặp đi lặp lại hoặc gãy xương nguyệt sau chấn thương vùng cổ tay. Các vi chấn thương lặp đi lặp lại vùng cổ tay do các lực tải ép nén lặp đi lặp lại và không tải như sử dụng búa khoan và sự nén tái diễn lên xương bán nguyệt từ xương cả và đầu dưới xương cánh tay do tư thế quá mức của cổ tay cũng có thể gây ra triệu chứng đau tăng dần vùng cổ tay và cẳng tay.
Bệnh nhân bị bệnh Kienbock nhận thấy triệu chứng đau một bên mu cổ tay phía trên xương bán nguyệt, đau lan lên cằng tay và làm hạn chế một số cử động cổ tay. Có thể xuất hiện yếu lực nắm bàn tay. Bệnh Kienbock thường tác động lên cổ tay. Tỉ lệ mắc bệnh này hai bên rất hiếm. Bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Thăm khám lâm sàng trên bệnh nhân bị bệnh Kienbock nhận thấy có đau khi cổ tay ở tư thế nghiêng trụ hoặc nghiêng quay, đau tăng khi gấp ngón giữa thụ động về phía mu ở bên tay bệnh. Đau khi sờ nắn xương bán nguyệt và có tiếng lách cách, răng rắc được nhận thấy khi người khám để cổ tay người bệnh làm một số động tác.
Hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh
Tình trạng thiếu máu trong bệnh còn có thể liên quan đến bất thường ngắn đầu xa của xương trụ dẫn đến tăng áp lực quá mức lên xương nguyệt.
Chụp X quang thường quy được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh Kienbock để loại trừ các quá trình bệnh lí xương tiềm ẩn và phát hiện ra xơ hóa hay vỡ vụn xương bán nguyệt. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ trợ, bao gồm tổng phân tích tế bào máu, nồng độ axir uric, tốc độ máu lắng hồng cầu, xác định kháng thể kháng nhân. Chụp cộng hưởng từ MRI cổ tay có thể được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị Kienbock hoặc nghi ngờ các nguyên nhân khác gây nên khớp mất vững, nhiễm khuẩn hay khối u.
Điện cơ được chỉ định nếu nghi ngờ có hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng đường hầm xương trụ đi kèm. Tiêm rất nhẹ nhàng vào khớp nguyệt-tháp với một lượng nhỏ thuốc tê tại chỗ và steroid có thể cải thiện triệu chứng ngay lập tức. Cuối cùng điều trị sửa chữa bằng ngoại khoa vẫn cần được thực hiện.
Các bệnh lí như viêm khớp, hay gout các khớp quay-trụ, khớp bàn-cổ tay, khớp gian ngón, hạch mu cổ tay và viêm gân có thể cũng tồn tại với bệnh Kienbock và làm trầm trọng thêm triệu chứng đau và khuyết tật ở bệnh nhân. Các nang xương bán nguyệt, đụng giập và gẫy xương có thể giả triệu chứng bệnh Kienbock, cũng như rách phức hợp dây chằng sụn sợi tam giác và hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra hội chứng, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân.
Để điều trị bệnh lý vùng bàn tay hiệu quả thì việc điều trị cần đạt các mục tiêu sau:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau cổ tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…