Thoái hóa gót chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng đặc điểm chung đều làm đau và hạn chế vận động của bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong giai đoạn đầu của thoái hóa gót chân chúng ta cần phải được nghỉ ngơi kết hợp điều trị tích cực để làm giảm đau, giảm viêm cho tình trạng này. Việc người bệnh thoái hóa gót chân thường xuyên luyện tập cũng đem lại nhiều hiệu quả giúp mau hồi phục và là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị.
1. Rollout with ball (lăn bóng)
Tư thế chuẩn bị: dùng một quả bóng cao su đặt vào lòng bàn chân.
Thực hiện động tác: dùng lực ấn nhẹ bàn chân vào quả bóng và lăn về phía trước, phía sau.
2. Towel stretch (căng khăn)
Tư thế chuẩn bị: ngồi trên giường, chân phải duỗi thẳng.
Thực hiện động tác: dùng khăn quấn căng lòng bàn chân, giữ trong 10s, lặp lại động tác từ 8 đến 10 lần.
3. Touch wall (chạm tường)
Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, gót chân chạm đất, mũi chân chạm tường ở tư thế thẳng.
Thực hiện động tác: ép đầu gối chạm vào tường và giữ 3-5s ở tư thế thẳng sau đó xoay trong, xoay ngoài.
4. Heel and toe raise (nâng gót chân và ngón chân)
Tư thế chuẩn bị: ngồi trên ghế, hai lòng bàn chân chạm đất.
Thực hiện động tác: kiễng chân lên tối đa, sau đó hạ gót chân chạm đất và tiếp tục nhấc 5 ngón chân lên tối đa.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
1. Toe walk (đi bộ kiễng gót chân)
Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, kiễng hai gót chân.
Thực hiện động tác: đi bộ trên hai mũi chân trong khoảng từ 8 đến 10 bước.
2. Single leg heel raise (Kiễng gót 1 chân)
Tư thế chuẩn bị: đặt một nửa bàn chân lên bục, chân còn lại tự do.
Thực hiện động tác: từ từ kiễng gót chân lên tối đa, giữ khoảng 1 đến 2s, từ từ hạ chân thấp xuống sao cho gót chân quá dưới mặt phẳng của bục.
3. Calf raise + sissy squat (Kiễng gót chạm tường)
Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, xoay mặt vào tường, cách tường một lòng bàn chân.
Thực hiện động tác: kiễng hai gót chân, hai tay chạm tường giữ thăng bằng, từ từ trùng gối xuống và giữ trong khoảng 2s.
4. Towel and tissue scrunches (cuốn khăn)
Tư thế chuẩn bị: ngồi trên ghế, đặt khăn dưới lòng bàn chân.
Thực hiện động tác: từ từ dòng ngón chân quấn khăn lại, sau đó đẩy khăn xa ra khỏi người, thực hiện trong khoảng 20s.
Những bài tập phục hồi đau gót chân do viêm cân gan chân đem lại hiệu quả cao cho người bệnh, bên cạnh việc điều trị thì tập luyện cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy luyện tập thường xuyên để giúp bệnh cải thiện nhanh chóng và thoải mái hơn trong đời sống sinh hoạt.
Phòng khám cơ xương khớp quốc tế SCC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động SCC tự hào mang đến giải pháp điều trị số 1 cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoái hóa, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý thần kinh, bệnh lý cột sống…
Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân không chỉ hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh lý được xử lý tận gốc, gót chân được phục hồi tự nhiên.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…