Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30-60, gây đau nhức kéo dài, tê bì tay chân, thậm chí là dẫn đến tàn phế. 15 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây!
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống ở khu vực gần đó. Những bất thường này có liên quan đến một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống của người bệnh. Hai dạng thường gặp nhất của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị, người bệnh sẽ những biểu hiện như: đau nhức hay bỏng rát; tê hoặc ngứa râm ran; yếu cơ dẫn đến khó cầm nắm đồ đạc… Một số trường hợp không có triệu chứng khiến cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm khó khăn hơn.
Tùy theo tình trạng, mức độ ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Hiện nay, các phương pháp thường điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
Nghỉ ngơi có thể làm giảm sưng tấy và giúp các tổn thương có thời gian lành lại. Trong thời gian này, người bệnh được đề nghị nghỉ ngơi trên giường khoảng 1-2 ngày, tránh tập thể dục hay thực hiện các hoạt động cần phải cúi người, nâng vác vật nặng. Tuy nhiên, bạn không nên nghỉ quá lâu, để tránh các khớp và cơ bị co cứng.
Một số bài tập có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và thể lực. Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: Các bài tập kéo căng để giữ cho cơ linh hoạt; Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau cổ hoặc lưng, đồng thời tăng sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giúp cải thiện tâm trạng.
Phương pháp này đã được thực hành từ hàng ngàn năm trước và chứng minh khả năng giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hiệu quả. Hiện có khoảng 80 kiểu massage trị liệu với nhiều kỹ thuật đa dạng. Tuy nhiên, trước khi chọn massage, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất.
Cả chườm nóng và chườm lạnh đều có thể được áp dụng để điều trị các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm. Nguyên tắc chung là chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau chấn thương và sau đó chườm nóng hay lạnh tùy theo sở thích của người bệnh. Một số trường hợp có thể luân phiên sử dụng cả chườm nóng và chườm lạnh.
Các xung điện mô phỏng hoạt động của tín hiệu đến từ các tế bào thần kinh nhắm vào cơ bắp hoặc dây thần kinh làm cho các cơ co lại. Phương pháp này được lặp đi lặp lại giúp giảm đau, cải thiện lưu lượng máu, sửa chữa các tổn thương, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, “huấn luyện” cơ phản ứng nhanh với các tín hiệu tự nhiên của cơ thể.
Đây là phương pháp nắn chỉnh xương khớp bị lệch trở về đúng vị trí. Chiropractic thường hiệu quả với các cơn đau ở vùng lưng dưới, nhưng với thoát vị đĩa đệm ở cổ thì phải thận trọng, đề phòng nguy cơ đột quỵ.
Ngoài điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và một số loại khác); Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) hoặc Naproxen sodium (Aleve).
Thuốc giãn cơ cũng có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị co thắt cơ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, choáng váng, mệt mỏi…
Thuốc giảm đau Opioid: Nếu các loại thuốc nêu trên không làm giảm cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc sử dụng ngắn hạn thuốc Opioid như Codeine hoặc kết hợp với oxycodone-acetaminophen (Percocet, Roxicet). Người bệnh có thể chịu các tác dụng như gây nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, lú lẫn, táo bón…
Trong trường hợp các biện pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau dạng uống và vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Đây còn được gọi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng và áp dụng cho tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng. Thuốc Steroid có thể giúp giảm sưng, giảm đau do thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh đi lại dễ dàng.
Bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc CT để tìm ra vị trí thích hợp cho việc tiêm thuốc Steroid. Phương pháp này cần được thực hiện nhiều lần với liệu trình tiêm là 3 mũi/đợt, thời gian giữa các mũi từ 3-7 ngày.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc và điều trị nội khoa không giúp cải thiện triệu chứng trong khoảng 4-6 tuần, phương pháp phẫu thuật có thể được lựa chọn.
Phương pháp này được gọi là mở ống sống (laminectomy) hoặc giải nén cột sống sau. Bác sĩ thực hiện một đường rạch trên lưng hoặc cổ để cắt bỏ Lamina (một phần của vòng khung xương bao phủ tủy sống) giúp mở rộng ống sống, giải phóng áp lực lên tủy sống cắt bỏ gai xương gây chèn ép các rễ thần kinh.
Rủi ro của phẫu thuật laminectomy là có thể làm tổn thương dây thần kinh cột sống, đau lưng dai dẳng, rò rỉ dịch não tủy…
Cắt bỏ là loại phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong điều kiện đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như màng tăng sáng C-arm, kính vi phẫu… sau gây mê, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vết rạch nhỏ và sử dụng các dụng cụ đặc biệt để loại bỏ phần đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh, thậm chí có thể lấy cả đĩa đệm bị hư hại ra ngoài. Thủ thuật cải tiến, ít xâm lấn này có thể được thực hiện trên các bệnh nhân ngoại trú.
Phẫu thuật nội soi chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những tiến bộ quan trọng của y học. Chỉ định này dành cho những bệnh nhân bị chèn ép thần kinh cấp tính do thoát vị đĩa đệm, điều trị nội khoa thất bại, thoát vị di trú… Bằng việc mở một đường nhỏ khoảng 2,5cm trên da, bác sĩ sẽ đưa hệ thống ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào tiếp cận cột sống và thực hiện việc giải phóng áp lực cho dây thần kinh, tủy sống. Ngoài phương pháp gây mê, người bệnh cũng có thể được gây tê cục bộ khi mổ nội soi.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm hoặc phẫu thuật cắt đốt sống, bác sĩ có thể kết hợp với thủ thuật hợp nhất hai bên đĩa đệm lại với nhau để cố định vĩnh viễn cột sống của người bệnh. Phương pháp này còn được gọi là hợp nhất tủy sống. Việc hợp nhất hai đốt sống sẽ ngăn xương di chuyển và giúp người bệnh không còn cảm thấy đau đớn.
Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân để hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống lại với nhau. Bác sĩ cũng có thể dùng vít và thanh kim loại hoặc nhựa được thiết kế riêng để hỗ trợ giữ vững cột sống. Sau hợp nhất cột sống, người bệnh cần phải nằm viện một vài ngày.
Phẫu thuật này thường được chỉ định để điều trị thoát vị một đĩa đệm ở lưng dưới, trải qua khoảng 6 tháng điều trị các phương pháp bảo tồn nhưng không đạt được kết quả khả quan. Nếu người bệnh bị viêm khớp, loãng xương hoặc có nhiều đĩa đệm cùng bị thoái hóa, bác sĩ sẽ không chọn giải pháp này.
Để chuẩn bị thay đĩa đệm nhân tạo, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành vết rạch ở bụng. Qua kính vi phẫu, bác sĩ sẽ nới rộng khoảng cách giữa hai đốt sống, thay đĩa đệm bị hư bằng đĩa nhân tạo có chất liệu nhựa hoặc kim loại. Sau thay đĩa đệm, người bệnh sẽ được lưu lại bệnh viện vài ngày để bác sĩ theo dõi và hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu.
Sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật, các chuyên gia Trung tâm Chấn thương chỉnh hình khuyên bạn trao đổi ngay với bác sĩ nếu có các biểu hiện như:
Hầu hết các vấn đề có liên quan đến đĩa đệm thoát vị sẽ tự khỏi hoặc chuyển biến tích cực khi được điều trị. Nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể tái phát.
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh rất thường gặp ở người Việt Nam, với tỷ lệ chiếm đến 30% dân số và việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng mất khá nhiều thời gian. Do đó, trước tiên là bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, thận trọng trong quá trình làm việc hay điều khiển các phương tiện giao thông để tránh chấn thương.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau được quảng cáo rầm rộ khiến người bệnh hoang mang. Bạn cần hiểu rõ bệnh lý của mình để có thể lựa chọn cách chữa khoa học, mang lại hiệu quả tối ưu.
Tại HTC sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ sẽ giải thích rõ về bệnh lý, trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị, thời gian và chi phí cho người bệnh.
>>>Nhận ngay gói thăm khám và điều trị buổi đầu chỉ 199k
1. Điều trị cơ HTCMT: được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
2. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động
3. Nắn chỉnh cột sống: là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC (Kể cả các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật)
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Bên cạnh đó, việc kết hợp hướng dẫn chế độ ăn, sinh hoạt cũng như các bài tập dành cho từng bệnh nhân không chỉ giúp họ lấy lại được khả năng đi lại, vận động tối đa mà còn tạo ra lớp đai bảo vệ tự nhiên, giúp cho đĩa đệm không bị hư hại. Nhờ vậy tỷ lệ tái phát sau điều trị là cực thấp.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…