Viêm khớp nhiễm khuẩn những biến chứng nguy hiểm

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý thường gặp, cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng nề như nhiễm khuẩn huyết, dính khớp, viêm xương… Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là do vi khuẩn có mặt ở trong khớp, trực tiếp gây bệnh.

Biểu hiện của viêm khớp nhiễm khuẩn

  • Vi khuẩn gây viêm khớp hay gặp nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu
  • Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh có biểu hiện sốt, gai rét.
  • Tại khớp thấy sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp viêm, giai đoạn muộn đã có mủ khớp thì sưng thường lan rộng và đau kiểu nhức mủ.
  • Người bệnh có biểu hiện đau nhiều kiểu nhức mủ, đau liên tục nhất là khi vận động thì đau trội cho nên không dám và không thể vận động.
  • Khi thăm khám thấy sưng rõ rệt, da ngoài đỏ, và căng, sờ vào nóng, rất đau, vận động mọi động tác đều hạn chế vì đa.
  • Bên ngoài khớp, phần gốc chi có khớp bị viêm thường nổi hạch sưng và đau (ở bẹn, nách), nếu bệnh kéo dài có teo cơ ở phần chi gần khớp do ít vận động.

Xem thêm: Dấu hiệu, triệu chứng viêm khớp phản ứng

Tác hại khôn lường của bệnh 

Hiện nay tuy có nhiều thuốc đặc hiệu, nhưng một số trường hợp chẩn đoán muộn, điều trị không đầy đủ. Vì vậy, bệnh thường gây biến chứng viêm từ khớp lan rộng sang sụn khớp và đầu xương gây trật khớp một phần hay toàn phần.

  • Phá hủy sụn khớp gây dính khớp, mất chức năng vận động;
  • Vi khuẩn từ khớp qua vùng xương lân cận gây viêm xương, cốt tủy viêm kéo dài dai dẳng, điều trị rất khó khăn;
  • Viêm ở vùng cột sống gây chèn ép tủy sống, gây gù vẹo cột sống; vi khuẩn ổ viêm khớp đi tới các bộ phận khác gây viêm, áp xe (gan, phổi, thận).

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Hoại tử vô khuẩn là một trong những tác hại của viêm khớp nhiễm khuẩn

Nguyên nhân viêm khớp nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm ở khớp là vi khuẩn, virus hay nấm. Vi khuẩn staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là thủ phạm gây bệnh hàng đầu. Vi khuẩn này có thể sống trên làn da khỏe mạnh bình thường.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có khả năng xảy ra sau khi cơ thể bị một nhiễm khuẩn nào đó như nhiễm trùng da hay nhiễm trùng đường tiểu, lây lan qua máu đến khớp. Một số nguyên nhân gây bệnh ít phổ biến hơn là vết thương xuyên khớp, sau tiêm thuốc hay sau phẫu thuật vào khớp hoặc gần khớp.

Sức đề kháng của màng hoạt dịch khớp tương đối yếu, không thể ngăn ngừa nguy cơ tấn công của các tác nhân gây bệnh. Phản ứng của cơ thể khi chịu sự tấn công của các tác nhân (phản ứng viêm) có khả năng làm tăng áp lực trong ổ khớp, giảm lưu lượng máu đến khớp, từ đó khiến tình trạng tổn thương trở nên trầm trọng.

Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh là do sự thay đổi bất thường ở khớp như:

  • Chấn thương khớp
  • Các dạng viêm khớp khác
  • Suy giảm hệ miễn dịch do những bệnh khác gây ra như tiểu đường, bệnh thận hay ung thư và những loại thuốc đặc trị những bệnh này
  • Đã từng cấy ghép khớp nhân tạo

Một số yếu tố nguy cơ của viêm khớp nhiễm trùng gồm:

  • Vấn đề sẵn có tại khớp: Những tình trạng và bệnh lý liên quan đến khớp (viêm xương khớp, gút, viêm khớp dạng thấp, lupus, khớp nhân tạo, chấn thương khớp, phẫu thuật vào khớp…) có thể gia tăng nguy cơ khiến khớp bị viêm.
  • Dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: Người mắc viêm khớp dạng thấp sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Vì những loại thuốc điều trị căn bệnh này có thể gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, làm cho hiện tượng nhiễm khuẩn dễ xảy ra.
  • Da không khỏe mạnh: Làm da yếu, thiếu sức sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Những bệnh da liễu như bệnh vẩy nến, bệnh chàm… khiến nguy cơ nhiễm trùng khớp gia tăng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm trùng cao hơn. Trong đó, các bệnh nhân tiểu đường, mắc bệnh lý về gan và thận, đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch để điều trị bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Chấn thương khớp: Vết cắn động vật, vết thương xuyên khớp hay vết cắt qua khớp là những nguy cơ cao khiến bạn bị viêm khớp nhiễm trùng.

Cách điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Để tránh những biến chứng này, người bệnh cần được chẩn đoán sớm, dùng ngay kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ khớp khi cần thiết, bất động khớp tương đối có thể ngăn chặn được tình trạng huỷ hoại khớp. Cần thực hiện ngay việc cấy máu, lấy dịch khớp, làm xét nghiệm dịch khớp nhanh bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh.

Khi đã có mủ khớp cần dẫn lưu mủ và các chất bẩn bên trong dịch khớp để giảm nguy cơ hoại tử khớp, loại bỏ những chất gây viêm.

Lối sống khỏe mạnh cải thiện tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago