TIN TỨC

Viêm Khớp Dạng Thấp – Nguyên Nhân, triệu chứng, điều trị

Thực trạng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh nguy hiểm tỉ lệ mắc bệnh cao. Bệnh thường kéo dài và đặc biệt là để lại di chứng tàn phế.

Hàng năm, theo thống kê của bộ Y tế có khoảng 750 – 800 người mới mắc bệnh viêm khớp dạng thấp trên. Trong đó 80% là nữ giới. Viêm xương khớp dạng thấp có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến tim mạch, gây đột quỵ, biến dạng khớp, để lại di chứng ở da, phổi,…. Là một trong những bệnh lý về xương khớp được đánh giá khá nguy hiểm. Để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là loại bệnh tự miễn, gây hủy hoại các khớp xương. Nó còn có tên gọi phổ biến khác là thấp khớp. Là một dạng bệnh lý có thể xảy ra trên mọi đối tượng. Trong đó nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Viêm xương khớp dạng thấp tổn hại đến cả tế bào sụn khớp, xương dưới sụn, xương,… Không những thế nó còn dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như dính khớp, biến dạng khớp, bại liệt,…

Viêm xương khớp dạng thấp là bệnh không dễ chữa khỏi. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh, kèm theo đó là các cơn đau nhức rất khó chịu. Ngoài ra, có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp và tàn phế. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch gấp 4 lần. Đặc biệt, phụ nữ khi mang thai gặp khó khăn trong việc sinh sản. Cụ thể là vấn đề thụ thai và dễ gây sinh non.

Nguyên nhân gây bệnh

Tuy chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều chuyên gia dựa trên tình hình thực tế cho rằng. Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp có thể phát sinh do một số tác nhân như:

1. Do chấn thương hở

Các chấn thương hở, tạo vết rách trên cơ thể có thể khiến vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong. Thông qua đường máu chúng sẽ gây viêm nhiễm xương khớp và lây lan rất nhanh chóng.

2. Viêm xương khớp dạng thấp do viêm gan siêu vi

Viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C có thể gây ra những biến chứng về cơ xương khớp. Nguy hiểm như viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

3. Do bệnh xương khớp

Nếu không có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời các bệnh về xương khớp. Thì có thể gây viêm khớp dạng thấp.

4. Do lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn là một căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể lây qua đường tình dục, đường máu và đi vào cơ thể con người. Vì vậy,phải chữa trị sớm tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm xương khớp dạng thấp.

5. Do Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có thể tấn công và gây tổn thương các khớp trong cơ thể.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp

1. Vào buổi sáng thường bị cứng khớp .
2. Đau khớp dai dẳng
3. Các khớp xương sưng, đỏ, nóng và đau khi va chạm
4. Người bệnh cảm giác đau khớp, mệt mỏi. Đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày.
5. Theo thời gian sẽ ngày càng đau khớp nặng thêm

Các giai đoạn tiến triển của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
  • Giai đoạn II: ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp

4 giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp. Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài (>1h) Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết. Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng khớp\

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm: 

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới .(3:1)
  • Tuổi: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi khởi phát thường gặp nhất là từ 40 đến 60.
  • Tiền sử gia đình: Nếu một người trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.
  • HLA: đây là gen chịu trách nhiệm cho việc phân biệt giữa protein người và protein của những sinh vật khác. Một người có vị trí đánh dấu gen HLA có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với những người khác. Gen HLA cũng là yếu tố nguy cơ liên quan đến gen có ý nghĩa nhất trong bệnh viêm khớp dạng thấp. • STAT4: gen này có tác dụng điều hòa và kích hoạt hệ thống miễn dịch.
  • TRAF1 và C5: tham gia vào việc hình thành các phản ứng viêm mãn tính.
  • PTPN22: liên quan đến sự khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp và quá trình tiến triển của bệnh.
  • Hút thuốc, béo phì, phơi nhiễm môi trường

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp cần được chữa trị sớm, toàn diện, theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn do bệnh tiến triển khá nhanh, rất khó điều trị dứt điểm và thường gây ra nhiều biến chứng nặng nề ở các khớp xương cũng như nhiều cơ quan khác trên cơ thể

  • Mất khả năng lao động
  • Nguy cơ tàn phế: Viêm khớp dạng thấp lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí gây ra tàn phế. Có khoảng 89% người bệnh gặp phải tình trạng cứng khớp, bàn tay khó cầm nắm, khó đi lại sau 10 năm khởi phát bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý để lại nhiều hậu quả nặng nề

  • Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Khoảng 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai.
  • Biến chứng ở mắt gồm nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, thậm chí có thể gây mù lòa cho người bệnh.
  • Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày và ruột (có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc chống viêm).
  • Bệnh còn làm viêm phổi, màng phổi tăng nguy cơ xơ sẹo phổi; gây bệnh tim mạch( xơ hóa thành mạch)
  • Gây tổn thương thần kinh; viêm tắc mạch máu; loãng xương; ung thư hạch và các bệnh ung thư khác… Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Điều trị viêm khớp dạng thấp tại HTC

Vì là bệnh tự miễn nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Điều trị thường là kéo dài từ 1-2 tháng đến vài năm. Do đó đòi hỏi quá trình chữa trị phải kiên trì và liên tục. Tại Phòng khám HTC, điều trị không gây đau, không cần dùng thuốc đắt tiền hay phẫu thuật xâm lấn. Bằng cách thực hiện phương pháp điều trị HTCMT kết hợp Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng giúp mang lại hiệu quả cao nhất.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

23 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago