Viêm cơ nhị đầu nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến vận động của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến teo cơ và cứng khớp.
Viêm gân cơ nhị đầu (Biceps Tendinitis) là tình trạng viêm ở đầu dài của gân cơ nhị đầu và là nguyên nhân phổ biến gây đau vai.
Gân của đầu dài của cơ nhị đầu đi qua một rãnh ở mặt trước của vai. Nếu gân chịu lực vượt quá giới hạn cho phép, có thể bị chấn thương dẫn đến viêm, làm giãn rộng gân. Vì nó ở trong một không gian nhỏ, sau đó nó có thể bị viêm thêm khi cọ xát vào các đường viền của rãnh hai mắt, khiến nó lớn hơn và viêm nhiều hơn tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Gân của cơ nhị đầu (bao gồm cả đầu dài và đầu ngắn) rất dễ bị viêm. Đầu ngắn gân cơ nhị đầu bị viêm do sự cọ xát phần thấp nhất của gân cơ nhị đầu với cung cùng quạ. Sự khởi phát của viêm gân nhị đầu vai nói chung là cấp tính, xảy ra khi gặp các vi chấn thương hoặc sau trật khớp vai, chẳng hạn như cố gắng để khởi động một cái máy cắt cỏ, cố luyện tập giao bóng qua đầu trong môn quần vợt, hoặc thực hiện một cú phát bóng quá mạnh trong môn golf hay động tác tập tạ để cải thiên bắp tay trước…
Tình trạng viêm gân cơ nhị đầu chủ yếu là do sự thoái hóa tự nhiên, mà không đến từ bệnh lý cơ xương khớp hay dây chằng. Theo đó, càng lớn tuổi thì các gân càng yếu và dễ mòn đi. Khi gân nhị đầu bị kích thích quá nhiều bởi hoạt động lặp đi lặp lại hằng ngày, điều này không chỉ tăng cơn đau dữ dội, khó chịu; mà còn cọ xát, làm viêm đoạn đi trong rãnh nhị đầu, dẫn đến tổn thương sụn và gân nhị đầu kéo dài, thậm chí là đứt gân.
Ngoài ra, chấn thương khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn yêu cầu hoạt động quá đầu như bơi lội, quần vợt, cầu lông, bóng chày, chèo thuyền hoặc chơi golf, cũng là nguyên nhân khiến đầu dài cơ nhị đầu bị viêm, đi kèm là tình trạng rách gân chóp quay, viêm xương khớp và mất vững khớp vai mãn tính.
Một số yếu tố khác tăng nguy cơ viêm gân nhị đầu bao gồm hút thuốc lá, béo phì – thừa cân hoặc viêm khớp trước đó tạo ra nhiều gai xương, tác động xấu vào gân của cơ nhị đầu.
Các triệu chứng viêm cơ nhị đầu vai/cánh tay thường gặp gồm:
Bệnh lý này nếu không điều trị đúng phương pháp có thể làm giảm dần hoặc mất chức năng vận động của vai. Nghiêm trọng hơn, viêm gân nhị đầu có thể gây biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí bại liệt nếu ở giai đoạn cuối của bệnh mà người bệnh vẫn không được điều trị phù hợp. Hoặc một số trường hợp có thể đứt gân nhị đầu gây giảm vận động gấp khuỷu hoặc mất gấp khuỷu.
Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương án điều trị phù hợp.
Thuốc điều trị viêm gân cơ nhị đầu bao gồm 2 loại: dạng uống và dạng tiêm.
Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng các loại thuốc phải được sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý uống, tăng liều hay kết hợp các loại thuốc với nhau vì điều này để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, loét dạ dày, chóng mặt hoặc phát ban nếu lạm dụng. Trong khi tác dụng phụ của thuốc tiêm steroid là xuất hiện nhiều mụn trứng cá, rụng tóc, tăng cân nhanh hoặc làm cho gân yếu hơn, dẫn đến rách gân cơ nhị đầu.
Phẫu thuật được đề xuất trong trường hợp viêm gân nặng, có dấu hiệu đứt gân cơ nhị đầu. Và, dựa theo tình trạng hiện tại, bác sĩ đề xuất mổ hở hoặc mổ nội soi.
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền Trung Quốc, hoạt động theo nguyên lý khôi phục năng lượng tích cực trong cơ thể và loại bỏ năng lượng tiêu cực khiến cơ thể đau đớn.
Tùy vào triệu chứng đau và viêm gân cơ nhị đầu, bác sĩ tiến hành đưa kim châm vào vị trí tương ứng. Lúc này, tác động của kim giúp dây thần kinh tại chỗ tự động tăng sản xuất hormone nội sinh khác nhau (chẳng hạn như endorphin). Qua đó, kích thích hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu, giúp cơ thể phục hồi sau cơn đau tốt hơn.
Bên cạnh châm cứu, bệnh nhân có thể điều trị bằng xoa bóp – bấm huyệt. Cách thực hiện như sau:
Thực hiện vật lý trị liệu với bài tập kéo giãn cơ, bài tập tăng cường sức mạnh cho vai, giúp bệnh nhân khôi phục biên độ vận động, đồng thời giảm viêm cho cơ nhị đầu bị tổn thương.
Đa phần bệnh nhân đều tham khảo và áp dụng bài tập vật lý trị liệu tại nhà để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích bạn nên đi đến phòng khám chuyên khoa trị liệu uy tín để có bác sĩ kiểm tra, thiết kế bài tập phù hợp, cũng như theo dõi và đánh giá sát sao qua từng giai đoạn, từ đó giúp bệnh nhân đạt kết quả điều trị tốt nhất.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…