Viêm bao khớp vai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, triệu chứng cũng khác biệt tùy theo mức độ nghiêm trọng. Tình trạng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày, thậm chí nhiều trường hợp còn để lại một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh tốt nhất nên liên hệ sớm với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Viêm bao hoạt dịch khớp vai là tình trạng bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây nên hiện tượng đau nhức, sưng đỏ ở vị trí giữa đầu xương cánh tay và mỏm cùng vai. Theo đó, bao hoạt dịch tại vị trí này là những túi chứa đầy chất lỏng, đóng vai trò như bộ phận đệm giữa xương và mô liên kết, giúp giảm ma sát đồng thời hỗ trợ cơ, xương hoạt động trơn tru.
Nghiên cứu cũng cho thấy, các bao khỏe mạnh chỉ có độ dày trung bình khoảng 0,74mm, trong khi bao hoạt dịch bị viêm dày đến 1,27mm, chênh lệch đến 0,53mm. Bởi vì không gian dưới da nhỏ nên sự thay đổi này cũng có thể gây đau và mỏi vai.
Khi chấn thương vai xảy ra hoặc vận động quá sức, chất lỏng trong bao hoạt dịch sẽ tụ lại thành từng chùm, dẫn đến viêm. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng, dữ dội tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Viêm quanh khớp vai được chia thành 4 thể lâm sàng thường gặp sau đây:
Viêm quanh khớp vai thể thông thường
Bệnh thường phát triển sau khi vai bị chấn thương cơ học liên tiếp hoặc vận động khớp vai quá mức. Đây là tình trạng các gân ở khớp vai bị viêm gây đau nhức, tổn thương thường gặp nhất là gân cơ trên gai và bó dài gân nhị ở phần đầu cánh tay. Triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra sẽ khiến khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng, tình trạng này sẽ trở nên nghiệm trọng hơn khi người bệnh thực hiện cử động cánh tay.
Viêm quanh khớp vai thể đau vai cấp
Bệnh thường xảy ra do sự lắng đọng của các tinh thể canxi tại túi thanh mạc gây viêm. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội cả ngày lẫn đêm kèm theo sốt nhẹ, cơn đau sẽ lan dần ra toàn bộ vai, đến cổ và xuống cánh tay. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị mất khả năng vận động khớp vai hoàn toàn.
Viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai
Gân cơ trên gai hoặc đầu dài gân cơ nhị đầu ở khớp vai bị đứt là nguyên nhân chính gây ra thể bệnh này. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội ở khớp vai, kèm theo tiếng kêu răng rắc, người bệnh không thể tự nâng vai lên mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ở một số trường hợp còn xuất hiện vết bầm tím trên cánh tay.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Đây là tình trạng khớp vai bị tổn thương do viêm dính bao khớp ổ chảo, gây ra các cơn đau nhức dữ dội vào ban đêm. Lúc này vai của người bệnh sẽ bị đông cứng gây hạn chế khả năng vận động, ngay khi có sự giúp đỡ từ người khác thì khả năng vận động của người bệnh vẫn không được cải thiện.
Đông cứng (đông đặc) khớp vai là tình trạng hay gặp nhất của viêm quanh khớp vai. Theo đó, viêm quanh khớp vai thể đông cứng mô tả tình trạng bao khớp vai dày lên, trở nên co cứng và khiến cho khả năng vận động của khớp vai bị hạn chế. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này vô cùng đặc biệt vì trải qua 3 giai đoạn:
Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp vai là sự tổn thương hoặc viêm nhiễm của bao hoạt dịch nằm gần khu vực vai. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này:
Viêm màng hoạt dịch khớp vai thường xảy ra do viêm nhiễm vì vậy việc đưa vai về trạng thái nghỉ ngơi là giải pháp hữu ích để làm giảm các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh nên tránh các hoạt động có xu hướng làm cơn đau trở nên trầm trọng, bao gồm cả một số bộ môn thể thao.
Chườm đá là giải pháp giảm viêm hiệu quả dành cho tình trạng viêm bao hoạt dịch vai. Tuy nhiên, với mỗi lần chườm, người bệnh chỉ nên thực hiện từ 10 – 15 phút. Một lưu ý quan trọng là đối với tình trạng này, chườm nóng không phải là giải pháp nên áp dụng vì dễ khiến triệu chứng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Các loại kem bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực tùy theo mức độ viêm. Cơ chế là gây tê các đầu dây thần kinh để làm giảm hoặc loại bỏ hẳn triệu chứng khó chịu. Đây đồng thời cũng là giải pháp để tránh được các tác dụng phụ mà thuốc uống có thể gây ra cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) thường được sử dụng trong điều trị viêm bao hoạt dịch vai, bao gồm:
Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau không kê đơn vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, ợ chua… Do đó, trước khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để đảm bảo đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Giải pháp này sẽ giữ cho vai và cánh tay ở trạng thái cố định tránh hoạt động quá sức. Tuy nhiên, tốt hơn hết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng để đạt được hiệu quả cao cũng như hạn chế các vấn đề không mong muốn.
Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế một chương trình điều trị cụ thể để tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương, thời gian làm lành ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các bài tập vật lý trị liệu đều đem lại hiệu quả cải thiện tích cực, giúp người bệnh sớm quay trở lại với lối sống sinh hoạt bình thường. Thông thường, nếu chương trình phù hợp, kết quả sẽ thấy rõ sau 2 – 8 tuần thực hiện.
Tiêm Corticosteroid (Kenalog, Celestone…) được thực hiện khi các phương pháp dùng thuốc không kê đơn, điều trị tại nhà… không đem lại kết quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên được tiêm khớp vai quá nhiều vì có thể làm tăng nguy cơ đứt gân. Tốt hơn hết, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau không kê đơn… hoàn toàn không mang lại hiệu quả.
Nếu viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng, người bệnh cần dùng đến thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ vi khuẩn lây lan vào máu. Đối với trường hợp không thể sử dụng qua đường uống, bác sĩ có thể sẽ chỉ định truyền qua đường tĩnh mạch.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…