CONG VẸO CỘT SỐNG

Vẹo cột sống – Các giai đoạn, phân loại, cách điều trị

Vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng. Đường cong thường là có hình chữ “S” – hoặc “C” – trên không gian ba chiều

Triệu chứng vẹo cột sống

  • Quan sát phần bả vai: Hai bên bả vai có sự chênh lệch rõ rệt: độ lệch vẹo của xương sống và đoạn vẹo nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
  • Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao, thấy những lằn xương sườn hằn ra ngoài da ở một bên.
  • Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Vẹo cột sống thắt lưng khiến cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lê, xoáy vặn nhiều kiểu, hai đường hõm vào bên của eo cũng có thể khác nhau.
  • Cơ thể mất cân đối: Nếu lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên. Vẹo cột sống cổ có thể làm cố bị kéo lệch về một bên.

Nguyên nhân gây vẹo cột sống

  • Do bẩm sinh. Bệnh thường do bẩm sinh. Trường hợp bố hoặc mẹ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó nguyên nhân gây bệnh còn do các yếu tố trong lúc mang thai như: Bào thai phát triển nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo. Người mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi. Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của bé.
  • Do chấn thương mạnh làm biến đổi cấu trúc của xương.
  • Ngồi sai tư thế.
  • Ghế ngồi không phù hợp, ngồi quá lâu, ít thay đổi tư thế.

Các giai đoạn vẹo cột sống

  • Giai đoạn nhẹ: 10-25 độ: giai đoạn này có thể không có triệu chứng hoặc chỉ là cơn đau mỏi thoáng qua nhưng nếu không giải quyết tình trạng trong giai đoan này thì bệnh tiế triển theo thời gian và gây nhiều biến chứng hơn.
  • Giai đoạn trung bình: 26-40 độ Theo South Florida Scoliosis Center, trường hợp vẹo cột sống góc Cobb trên 25 độ có tỷ lệ phát triển đến 68%. Ở giai đoạn này, sự khác biệt ở sườn và lưỡi vai có thể bắt đầu rõ ràng hơn, đặc biệt là khi uốn cong về phía trước. Tác dụng phụ đáng lo ngại nhất là sự bất đối xứng của cơ thể, gây nhiều tác động tiêu cực đến cảm xúc và tâm lý.
  • Giai đoạn nặng: trên 40 độ ở thanh thiếu niên, trên 50 độ ở người lớn Hầu hết mọi trường hợp cong vẹo cột sống nặng đều đi kèm sự thay đổi rõ rệt về tư thế và ngoại hình. Nếu độ cong vẹo tiếp tục tăng lên trên 75 độ sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng ở phổi và tim do xương ngực chèn ép nội tạng.

Phân loại vẹo cột sống

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: với biểu hiện là vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, cơ thể nghiêng về một bên.
  • Vẹo cột sống thần kinh: xảy ra khi các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì cột sống, ảnh hưởng đến tủy sống, não và hệ thống cơ bắp. Dấu hiệu dễ nhận thấy là sự thay đổi trong tư thế.
  • Vẹo cột sống dính khớp: thường xảy ra ở người lớn khi độ cong ngang của xương sống ở phần thắt lưng dưới tăng dần theo thời gian, tạo thành hình chữ C. Triệu chứng thường gặp là đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran hoặc đau nhói chân khi đi bộ.
  • Vẹo cột sống triệu chứng: một dạng vẹo cột sống gây rối loạn mô liên kết khác nhau. Triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.

Nguy cơ gây bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp trong độ tuổi từ 10-18 tuổi. Trong đó, 80% trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ vị thành niên là do nguyên nhân tự phát. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:

  • Giới tính: Nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam.
  • Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra trong độ tuổi tăng trưởng và trước tuổi dậy thì (10 – 18 tuổi).
  • Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi không đúng, mang cặp sách nặng, ngồi bàn ghế có kích thước không phù hợp.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Làm sao để phòng bệnh vẹo cột sống?

Người bệnh nên thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh để tìm hướng điều trị phù hợp. Người bệnh không nên làm các công việc nặng hoặc cử động mạnh ảnh hưởng đến cột sống, ví dụ như gập người, ngồi cong lưng. Để phòng ngừa bệnh, cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ, bằng cách:

  • Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.
  • Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học đúng.
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao làm tăng sự dẻo dai bền bỉ của xương khớp và cơ thể phát triển cân đối.

Vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, mà còn tác động xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Chứng vẹo cột sống tiến triển là tình trạng đường cong cột sống trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra tình trạng:

  • Đau lưng
  • Viêm đốt sống
  • Khó thở khi lồng ngực bị nén
  • Tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực.
  • Viêm phổi
  • Tăng nguy cơ mất xương, loãng xương.
  • Bên cạnh đó, những bất thường về ngoại hình còn gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho người bệnh. Nữ giới mắc bệnh dễ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Điều trị vẹo cột sống hiệu quả CÓ CAM KẾT tại HTC

Phẫu thuật là phương pháp mà nhiều bệnh nhân mong muốn thực hiện để nhanh chóng lấy lại đường cong sinh lý, nhưng đây là phương pháp nên hạn chế bởi nó không điều trị được dứt điểm gốc bệnh, dễ tái phát và để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt ở bệnh nhân nhỏ tuổi nó sẽ gây biến chứng như shock thuốc, tổn thương dây thần kinh…

Tại HTC chúng tôi đưa ra tổ hợp các giải pháp tác động toàn diện lên hệ thống cơ, dây chằng, cột sống từ đó bệnh nhân khỏi bệnh. Các phương pháp bao gồm:

  • Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp điều chỉnh các sai lệch, lấy lại cấu trúc cột sống.
  • HTCMT (Phương pháp độc quyền chỉ có tại HTC): Giúp cân bằng lại cấu trúc cơ, điều chỉnh sai lệch đốt sống, tăng cường sức mạnh bên cơ yếu, giúp giảm đau, tăng chuyển động, tăng độ đàn hồi, cho phép các cơ giãn và trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Với các bài tập chuyên biệt được thiết kế và hướng dẫn trực tiếp bởi bác sĩ và sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS… giúp gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động.

Chú ý: Tùy theo từng tình trạng cụ thể và giai đoạn chữa bác sĩ sẽ chỉ định để làm sao đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.

Tại sao bạn nên điều trị vẹo cột sống tại HTC

  • HTC là Địa chỉ “vàng” thăm khám và điều trị bệnh cơ xương khớp, thần kinh cột sống. Phòng khám là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc và điểu trị bệnh với hơn 1O năm thành lập và phát triển.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm làm việc tại nươc ngoài và Việt Nam, tận tâm, chuyên môn giỏi, được Bộ Y Tế cấp phép;
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầu bảng hiện nay;
  • Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao, phục hồi tự nhiên;
  • Dịch vụ y tế tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Chi phí hợp lý. Tiết kiệm thời gian
  • LÀ CƠ SỞ DUY NHẤT CÓ CAM KẾT VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Một số kết quả sau điều trị:

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago