Trượt đốt sống thắt lưng độ 1 là gì?
Trượt đốt sống thắt lưng (L1 L2 L3 L4 L5) ra trước độ 1 là sự di chuyển bất thường ra phía trước của thân đốt sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên. Độ di lệch trong vòng ¼ chiều trộng của thân đốt sống thì được gọi là trượt độ 1. Trượt đốt sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng do sự mất vững của cột sống thắt lưng, bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Trượt đốt sống thắt lưng độ 1 nếu không được phát hiện sớm, xử lý đúng cách sẽ gây mất vững cột sống, biến dạng cột sống, chèn ép vào rễ thần kinh và làm hẹp ống sống. Bởi vậy, việc điều trị cần đáp ứng đủ các mục tiêu: Làm vững cột sống, giảm đau, giảm viêm, giải phóng sự chèn ép thần kinh, tăng cường sức mạnh cơ bắp
Trượt đốt sống thắt lưng độ 1 chia làm 6 loại
- Trượt đốt sống lưng bẩm sinh;
- Trượt đốt sống lưng do khuyết eo;
- Trượt đốt sống lưng do thoái hóa;
- Trượt đốt sống lưng do bệnh lý;
- Trượt đốt sống lưng do chấn thương;
- Trượt đốt sống lưng sau phẫu thuật.
Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng độ 1
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của trượt đốt sống. Tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau thắt lưng với các biểu hiện: đau lưng nhiều, đau khi đi lại, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, kèm tê bàn chân, đau tăng lên khi ho, hắt hơi… Cơn đau sẽ tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động… nhưng khi nằm nghỉ thì đau giảm hẳn hoặc hết đau.
- Đau tăng khi thay đổi tư thế, đôi khi còn tự cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.
- Thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng, thậm chí có thể bị vẹo cột sống sang bên.
- Đau cột sống thắt lưng từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên. Khi sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.
Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng
Dựa vào thăm khám lâm sàng và một số phương pháp thăm dò cận lâm sàng
Lâm sàng:
Khi khám ở tư thế đứng, người bệnh thường cong vẹo cột sống, khi ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán bệnh trượt đốt sống lưng. Dấu hiệu đau cách hồi kết hợp với các biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ; không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp cũng là những triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt bệnh trượt đốt sống lưng với bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cận lâm sàng:
+ Chụp X-quang quy ước ở các tư thế: thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Một số trường hợp có thể phải chụp thêm phim chếch 3⁄4 (phải, trái). X-quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt đốt sống lưng.
+ Cắt lớp vi tính (CT Scan): là công cụ chẩn đoán rất hiệu quả để đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt cũng như các tổn thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống…
+ Cộng hưởng từ (MRI): đây là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống lưng. Trên phim cộng hưởng từ, bác sĩ có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: đĩa đệm thoát vị, các tổ chức xơ sẹo, dây chằng dày, hẹp lỗ ghép…
Hậu quả do trượt đốt sống độ 1 nếu không điều trị
Trượt đốt sống độ 1 nếu được điều trị đúng hướng bệnh nhân có khả năng hết toàn bộ 100% triệu chứng, giảm hoặc không bị tăng độ. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng hoặc không điều trị có thể gây ra:
- Đau thắt lưng: Người bệnh sẽ bị đau thắt lưng và đau dần xuống chân, đau khi di chuyển, tăng dần theo các mức độ.
- Đi lại khó khăn. Ban đầu là những cơn đau ở thắt lưng khi bệnh nhân di chuyển hay đứng quá lâu, sau là căng cơ, đau đùi, mông và cẳng chân. Khi vận động cúi, ngửa hay những hành động liên quan trực tiếp tới đốt sống, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng các đốt sống bị trượt.
- Gù vẹo: Bệnh trượt đốt sống do khuyết eo ở cấp độ nặng sẽ khiến bề mặt thân đốt sống gây nên gù, chiếm khoảng 10% và thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh sẽ đi hơi khom lưng về phía trước hoặc bị vẹo cột sống sang một bên. Không điều trị kịp thời thì khi xoay lưng, khung chậu cũng xoay theo, hai cơ bên mông teo đi do không hoạt động. Dáng đi lúc này của người bệnh giống như dáng trẻ sơ sinh tập đi vậy.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phương pháp điều trị trượt đốt sống hiệu quả
Trượt đốt sống là sự sai lệch cấu trúc bên trong. Vì vậy, sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể tạm thời làm mờ triệu chứng. Không mang lại hiệu quả chữa trị tận gốc. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh thực hiện theo các chỉ dẫn chữa đau dân gian.
Phòng khám HTC với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại, phương pháp độc quyền đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị trượt đốt sống, giúp họ có thể sinh hoạt và làm việc bình thường
Tại sao bạn nên điều trị tại HTC
- HTC sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật
- Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
- Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
- Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu.
- Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC là điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp như dùng thuốc hay tiêm thì tổng chi phí lại thấp hơn nhiều.
- Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
- Đặc biệt dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân cũng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại HTC.
LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.