Khớp cổ chân

Tràn dịch khớp cổ chân – Nguyên nhân, điều trị không cần tiêm hút

Tràn dịch khớp cổ chân là gì?

Bình thường trong các ổ khớp cổ chân luôn có một lượng nhỏ chất dịch có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho các khớp chuyển động dễ dàng và trơn tru hơn. Khi lượng chất dịch này tiết ra quá nhiều, dẫn đến dư thừa và tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp thì được gọi là tràn dịch khớp cổ chân. Khớp cổ chân được cho là một trong những vị trí dễ bị tràn dịch nhất. Nguyên nhân là do khớp xương phải thường xuyên vận động và chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể.

Triệu chứng tràn dịch khớp cổ chân

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh:

  • Khớp cổ chân có hiện tượng bị sưng.

  • Người bệnh bị đau khớp cổ chân khi di chuyển hoặc vận động.

  • Tình trạng cứng khớp khiến bệnh nhân giảm khả năng vận động.

  • Bên ngoài khớp có hiện tượng tấy đỏ và nóng hơn các vùng khác.

Trên đây chỉ là những biểu hiện cơ bản, ngoài ra những dấu hiệu nhận biết bệnh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp bị tràn dịch do chấn thương, người bệnh có thể thấy vùng khớp cổ chân bị bầm tím hay chảy máu. Nếu bị nhiễm khuẩn khớp, thì sẽ kèm theo tình trạng sốt, mệt và ớn lạnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng bị tràn dịch ở khớp cổ chân. Nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất: 

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh về xương khớp. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp càng cao. Vì theo quy trình lão hóa tự nhiên thì hệ thống xương của chúng ta sẽ dần kém đi, yếu đi, không còn chắc khỏe và phát sinh nhiều bệnh khác nhau, trong đó có tình trạng tràn dịch ở các khớp. 

  • Bệnh tiểu đường và bệnh gout: Hai loại bệnh này và một số bệnh mạn tính khác cũng được tính đến là nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp

  • Nhiễm trùng: Khi vi khuẩn có cơ hội và đã xâm nhập được vào vết thương ở cổ chân thì nó cũng sẽ có cơ hội gây viêm và phá hủy cấu trúc khớp. Tình trạng khớp nhiễm trùng sẽ khiến tăng tiết dịch ở khớp cổ chân. Một số trường hợp dễ bị nhiễm trùng là những người thay khớp nhân tạo, bệnh nhân tiểu đường, viêm khớp hay nhiễm HIV,…

Chấn thương có thể dẫn tới hiện tượng tràn dịch

  • Chấn thương: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến. Khi khớp cổ chân gặp phải áp lực từ bên ngoài thì rất có thể phần dây chằng, xương và sụn khớp sẽ bị tổn thương. Điều này sẽ làm mất tính ổn định của cấu trúc khớp, tăng nguy cơ tiết dịch và gây bệnh tràn dịch khớp chân. 

  • Viêm khớp: Những bệnh nhân mắc viêm khớp cấp tính và mạn tính đều có nguy cơ bị tăng tiết dịch khớp chân. 

  • U nang hoạt dịch: Tình trạng này sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng ở trong khớp và tạo thành u nang. Khi những u nang này vỡ ra thì hoạt dịch sẽ tràn vào các khớp và khiến người bệnh bị sưng, đau. 

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Bệnh tràn dịch khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biến chứng của nó có thể làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị, theo thời gian khớp sẽ càng sưng to khiến bệnh nhân đau nhức và khó chịu.

Đồng thời, tình trạng dính khớp, khớp xương bị tê cứng còn làm hạn chế khả năng cử động, khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Ngoài ra, việc thực hiện chọc hút dịch khớp nhiều lần sẽ gây ra phản ứng phụ ở cơ thể bệnh nhân. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, khớp có thể bị phá hủy, biến dạng và dẫn đến mất hoàn toàn khả năng đi lại.

Bị tràn dịch khớp cổ chân nên ăn uống như thế nào?

Nên hạn chế:

  • Đường: Ngoài việc góp phần làm tăng cân, đường cũng có thể kích hoạt việc giải phóng các tế bào tham gia vào phản ứng viêm. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa carbohydrate cao, chẳng hạn như bánh mì trắng cũng có tác dụng tương tự.
  • Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng viêm tại khớp, nặng nề thêm tràn dịch khớp gối. Trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ khô, đồ hộp thường chứa hàm lượng muối cao, vì nhằm mục đích bảo quản lâu dài nên dễ gây tích tụ nước trong cơ thể.
  • Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Những chất này phổ biến trong thực phẩm chế biến và đồ nướng; là yếu tố thúc đẩy gây viêm.
  • Bột ngọt: Là một loại gia vị thường có trong các món ăn phương Đông, bột ngọt cũng có tính tăng viêm.
  • Axit béo omega-6: Mặc dù omega-3 có thể giúp ích cho những người bị viêm khớp, axit béo omega-6 có trong nhiều loại dầu ăn lại có thể trở thành thành phần của các tác nhân gây viêm. Ví dụ về các loại dầu có chứa omega-6 như dầu ngô và dầu hướng dương.
  • Rượu: Tổ chức viêm khớp khuyến cáo người bệnh nên hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc. Nguyên nhân là vì rượu có thể gây ra các phản ứng bất lợi khi dùng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau.

Nên dùng:

  • Cá béo và nhiều omega-3: Dầu cá có thể giúp bảo vệ khớp gối khỏi bị tràn dịch vì tổn thương do viêm khớp.
  • Các chất dinh dưỡng từ thực vật có giá trị cao là: Chất xơ: Một số quan sát cho thấy những người bị viêm khớp có thể có mức cholesterol cao. Do đó, việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và các dạng chất xơ không chỉ giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, cảm thấy no lâu hơn để giúp duy trì cân nặng hợp lý nên gián tiếp làm giảm tổn thương khớp.
  • Chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chống lại chứng viêm. Có nhiều loại chất chống oxy hóa trong các trái cây loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, nho đen và đỏ tươi.
  • Chất béo không bão hòa: Quả bơ có nhiều chất béo không bão hòa có tác dụng chống viêm. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, có liên quan đến việc giảm nguy cơ tổn thương khớp ở giai đoạn đầu viêm khớp.
  • Oleocanthal: Ô liu và dầu ô liu nguyên chất có chứa oleocanthal. Hợp chất này là một chất chống viêm tự nhiên có các đặc tính tương tự như thuốc ibuprofen.
  • Nghệ: Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền và thảo dược, đã chứng minh được vai trò trong viêm khớp.

Cách điều trị triệt để bệnh lý tràn dịch khớp cổ chân

Tại SCC trước hết bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối là gì? Chi khi xác định chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị triệt để được . Với bệnh lý tràn dịch khớp kết quả thu được sau điều trị là:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
  • Giảm toàn bộ lượng dịch thừa tại khớp
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

Phòng khám SCC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại SCC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

SCC đã thành công trong việc chữa tràn dịch khớp gối, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago