ĐAU ĐẦU GỐI

Thoái hóa đa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoái hóa đa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương gây viêm nhiễm, đau đớn, giảm khả năng vận động của khớp. Thoái hóa đa khớp xảy ra khi hiện tượng thoái hóa xảy ra từ 2 khớp trở lên.

Triệu chứng thoái hóa đa khớp

Khi mới hình thành, bệnh thoái hóa đa khớp thường không phát sinh bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Tuy nhiên theo thời gian, mức độ tổn thương ở sụn khớp tiến triển dần và gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau và cứng khớp: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa xương khớp. Cơn đau thường tăng lên khi hoạt động và có xu hướng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
  • Khớp phát ra âm thanh khi vận động: Triệu chứng này thường phát sinh khi sụn bị bào mòn hoàn toàn, khiến các đầu xương va chạm vào nhau trong quá trình vận động và tạo ra âm thanh.
  • Giảm phạm vi chuyển động: Thoái hóa đa khớp có thể làm giảm phạm vi và cường độ của khớp. Khả năng vận động suy yếu sẽ kéo theo tình trạng suy giảm cơ bắp (chứng teo cơ).
  • Gai xương: Để bù lấp các mô sụn bị bào mòn, cơ thể thường có xu hướng hình thành các gai xương ở vị trí này. Tuy nhiên sự xuất hiện của các gai xương có thể gây sưng đau và biến dạng khớp.
  • Bề mặt da bao quanh khớp đỏ và nóng: Tổn thương ở mô sụn và xương có thể kích thích các mô mềm xung quanh khiến vùng da có xu hướng đỏ, nóng hơn bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh quá trình lão hóa của cơ thể, tuổi tác, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự hình thành bệnh thoái hóa đa khớp là:

  • Thừa cân, béo phì: Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do chịu áp lực quá nhiều. Cân nặng có thể gây áp lực lên các khớp trụ cột như khớp gối, cột sống,… làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Với cân nặng thừa với số đo cơ thể, các khớp xương của bạn sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn, các khớp xương bị tổn thương. Nếu không duy trì về mức cân nặng phù hợp, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng viêm khớp, thoái hóa. Chấn thương các khớp Một nguyên nhân vật lý gây nên bệnh thoái hóa có thể là do chấn thương.

  • Các chấn thương do tai nạn, lao động dù đã được điều trị nhưng vẫn có thể khiến các khớp xương bị tổn thương, hư hỏng.
  • Sai lệch cấu trúc xương bẩm sinh: Có một số bệnh nhân bẩm sinh do cấu trúc xương sai lệch, khi di chuyển có thể bị va chạm, ma sát vào nhau. Do đó, hiện tượng này kéo dài có thể khiến cá mô sụn bị bào mòn, mất dần, suy giảm chức năng và tiến tới thoái hóa.
  • Đặc điểm nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp như người làm công nhân phải mang vác nặng, vận chuyển hàng hóa có thể bị áp lực lớn trên các khớp.
  • Các khớp bị chèn ép có thể bị dồn nén, biến đổi cấu trúc và gây thoái hóa.

Ai dễ bị thoái hóa đa khớp?

  • Người cao tuổi
  • Người làm công nhân phải mang vác nặng, vận chuyển hàng hóa
  • Người bẩm sinh do cấu trúc xương sai lệch.
  • Người có tiền sử chấn thương do tai nạn, lao động dù đã được điều trị nhưng vẫn có thể khiến các khớp xương bị tổn thương, hư hỏng.

Phòng bệnh thoái hóa đa khớp bằng cách nào?

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, trứng, dầu mỡ, gia vị,… Thay vào đó nên tăng cường bổ sung nước, ăn rau xanh và trái cây.
  • Tập thể dục từ 10 – 30 phút mỗi ngày. Nếu không có quá nhiều thời gian, bạn có thể luyện tập bằng cách đi lại sau 2 giờ làm việc để giảm áp lực lên cột sống và xương cổ tay.
  • Hạn chế mang vác nặng và lao động quá mức. Trong trường hợp tính chất công việc phải vận động nhiều, bạn nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhằm hạn chế tác động xấu đến hệ thống xương khớp
  • Kiểm soát cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng và thói quen luyện tập khoa học.
  • Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn và hút thuốc lá.
  • Thận trọng trong việc sử dụng các chế phẩm có chứa corticosteroid.

Thoái hóa đa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa đa khớp là bệnh lý tiến triển dần theo thời gian. Ở những người mắc phải bệnh lý này, cơ thể thường có xu hướng phát triển các mô xương ở những vị trí sụn bị bào mòn. Hiện tượng này dẫn đến sự xuất hiện của gai xương và tăng nguy cơ biến dạng khớp. Khớp có thể bị biến dạng và mất hoàn toàn chức năng vận động. Bên cạnh đó ở một số trường hợp, gai xương có thể gây tổn thương màng dịch và gây ra hiện tượng u nang bao hoạt dịch. Thoái hóa đa khớp còn gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và làm giảm chất lượng cuộc sống.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Thoái hóa đa khớp nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn cần bổ sung những thực phẩm cung cấp các axit béo thiết yếu, các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau và hình thành xương.

Hạn chế ăn

  • Thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn
  • Thực phầm chứa purin và fructose như thịt gia cầm, nội tạng động vật (như tim, gan, phổi, ruột…), thịt lên men, cà muối, dưa muối, cá trích…. Purin và Fructose khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm, làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, thịt nướng…
  • Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu và cà phê …

Nên ăn

  • Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, đậu nành, tôm, cua… Các loại rau xanh
  • Thực phẩm giàu canxi
  • Vitamin D: cần thiết để hỗ trợ cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, giúp bảo vệ khung xương
  • Magie và vitamin K: Giúp tổng hợp protein hình thành xương cũng như duy trì mức độ khoáng hoá của xương.
  • Glucosamine và Chondroitin: Đây là những chất quan trọng giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường chất lượng bao xơ đĩa đệm, có thể tìm thấy những hợp chất tự nhiên này trong nước hầm xương ống hay sụn sườn của bò và dê.
  • Thực phẩm giàu collagen: Trứng, đậu nành, rau xanh đậm, cà chua, cá hồi…

Điều trị thoái hóa đa khớp hiệu quả tại HTC

Tại HTC trước hết bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đa khớp là gì? Chi khi xác định chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị triệt để được . Với bệnh lý này kết quả thu được sau điều trị là:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa tràn dịch khớp gối, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏiphương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago