Thật vậy, cột sống của chúng ta không phải là một đường thẳng tuyệt đối, nó bao gồm 4 đoạn cong khác nhau. Tại sao lại như thế? Vậy cong vẹo cột sống, lệch cột sống phải hiểu thế nào cho đúng?
Nếu nhìn từ trước ra sau, cột sống hoàn toàn là một đường thẳng, vậy nếu ai lệch sang trái hoặc sang phải sẽ được coi là lệch cột sống hoặc cong vẹo cột sống.
Tuy nhiên, nhìn từ phía bên, cột sống có nhiều đoạn cong khác nhau, sở dĩ vậy bởi cấu tạo cong giúp cột sống chịu được trọng lượng lớn từ toàn bộ cơ thể. Với sự hỗ trợ từ các đốt sống và đĩa đệm cơ thể hoàn toàn có thể chịu được trọng lượng lớn hơn trọng lượng cơ thể và tham gia vào quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày. Chưa hết, với cấu tạo cong nhiều đoạn, cột sống giúp cơ thể người vận động linh hoạt với tư thế đứng thẳng, đi thằng. Thông thường đường cong cột sống cổ và thắt lưng lần lượt khoảng 45 độ và 35 độ
Chính vì vậy, việc ai đó không giữ được hình thái cong này của cột sống có thể gọi chung là “mất đường cong sinh lý”. Khi chụp phim X Quang, chúng ta cũng dễ dàng thấy được việc mất đường cong thông qua mắt thường. Trái ngược với đặc trưng của việc cong, mất đường cong làm hạn chế sự vận động cũng như biên độ vận động của cơ thể.
Đặc biệt với việc mất đường cong sinh lý cổ hay thắt lưng, cấu trúc vốn có của đĩa đệm và các đốt sống bị thay đổi, hệ cơ bao quanh khu vực này bị co kéo là tiền đề cho những vấn đề nghiêm trọng hơn về bệnh cột sống như: thoái hóa, phình đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm Cổ – Ngực – Lưng
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Chấn thương hoặc các bệnh lý đặc biệt: Chấn thương làm trượt các đốt sống hoặc các bệnh lý như viêm cột sống dính khớp, hoặc một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, vảy nến, thấp khớp cũng có thể dẫn tới tình trạng mất đường cong sinh lý. Tuy vậy, trong những trường hợp này, bệnh lý và các chấn thương nếu có thường có mức độ nghiêm trọng cao hơn và cần xử lý trước.
Thoái hóa theo độ tuổi: theo thời gian và tuổi tác cơ thể cũng sẽ lão hóa dẫn đến việc không tránh khỏi quá trình lão hóa tương tự tại hệ cơ xương khớp. Sự thoái hóa của gân, cơ, đĩa đệm và các đốt xương cũng góp phần làm mất đi dường cong vốn có của cột sống.
Nguyên nhân phổ biến hiện nay: Bên cạnh dấu hiệu của tuổi tác chúng ta cũng gặp không ít trường hợp mất đường cong sinh lý với độ tuổi khá trẻ. Một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là do thói quen sinh hoạt chưa tốt đặc biệt kết hợp việc sử dụng hàng giờ liền với các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh.
Mất đường cong sinh lý cột sống hoàn toàn có thể cải thiện dần dần nếu chúng ta tìm ra được nguyên nhân và có những biện pháp can thiệp phù hợp vào các đốt sống hay hệ cơ xung quanh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Nếu không phải do chấn thương hoặc các bệnh lý đặc biệt nào khác thì việc mất đường cong sinh lý cột sống là một quá trình. Chúng ta khó có thể nhận biết được việc mất đường cong này một cách rõ ràng. Chính vì vậy, việc có tư thế sinh hoạt tốt hàng ngày chính là cách tốt nhất để phòng ngừa vấn đề này.
Tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng tốt: Việc duy trì tập luyện thể dục thể thao và có chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ mang lại sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Bên cạnh đó nếu có việc tập luyện một số bài tập kháng lực còn giúp gia tăng mật độ xương. Hệ cơ khỏe góp phần hỗ trợ hệ xương khớp và bảo vệ chúng tốt hơn.
Tại Phòng khám Xương Khớp HTC, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ mất đường cong sinh lý thông qua lâm sàng và cận lâm sàng cũng như các ảnh hưởng mà mất đường cong sinh lý mang lại cho người bệnh.
Chú ý: Tùy theo từng tình trạng cụ thể và giai đoạn chữa bác sĩ sẽ chỉ định để làm sao đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…