TIN TỨC

Điều trị bệnh gút – Nguyên nhân và cách điều trị

Gút là gì?

Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới da và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Ngày xưa, ở Pháp, người ta gọi bệnh này là “Cơn đau sau chuyến đi săn và các tu sĩ đặt tên cho bệnh này là “Hậu quả của những miếng mồi ngon, vì bệnh. thường phát đột ngột sau những bữa tiệc thịnh soạn.  Tỉ lệ mắc bệnh gout ở nam nhiều hơn nữ. Cụ thể ở nam là từ 5-8 trường hợp/1.000 người, còn ở phụ nữ chỉ từ 1-6 trường hợp/1.000 người. Lứa tuổi mắc bệnh thường là sau 40 tuổi

Nguyên nhân gây bệnh Gút

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Gút là acid uric.

Ở người bình thường: acid uric trong máu giữ mức độ cố định: Nam 5mg% và nữ 4mg%. Tổng lượng acid uric trong cơ thể là 1000mg và lượng này luôn luôn được chuyển hóa (sinh mới và thải trừ).

a. Sinh mới

Acid uric được tạo thành từ 3 nguồn:

. Thoái biến từ chất có nhân purin do thức ăn mang vào.

. Thoái biến từ chất có nhân purin từ trong cơ thể (các acid nhân ADN và ARN do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra).

. Tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

Ngoài sự hình thành acid uric từ ba nguồn trên còn cần có sự tham gia của các men nuclease, xanthine oxyclase, hypoxanthine, guanine phosphoribosyl transferase (HGPT).

b. Thải trừ

Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận (450 – 500mg/24h) một phần qua đường phân và một số cùng với các đường khác 200mg.

Gout là một bệnh tăng acid uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng acid uric huyết tăng do tăng sản xuất lượng acid uric hoặc do thận đào thải kém hoặc do cả hai.

Cơ chế bệnh sinh của gút

Khi lượng acid uric trong máu tăng cao (trên 7mg% hay 416,5mmol/l) và tổng lượng acid uric trong cơ thể tăng thì sẽ lắng đọng lại ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể acid uric hay urat monosodic.

  • Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp.
  • Lắng đọng ở thận (nhu mô thận và đài bể thận).
  • Lắng đọng ở các nội tạng và cơ quan, gây các biểu hiện bệnh Gút ở nơi này:
  •  Sụn xương, sụn khớp, sụn vành tai, thanh quản. 
  •  Gân: gân Achille, các gân duỗi các ngón. 
  •  Tổ chức dưới da: khuỷu, mắt cá, gối. 
  •  Thành mạch, tim. 
  •  Mắt.

Triệu chứng

 Bệnh có 2 thể lâm sàng.

  • Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường vào ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác : ngón chân khác, cổ chân, gối…) khớp đỏ sẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát. 
  •  Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tophi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:

  • Triệu chứng lâm sàng (như trên, chú ý hạt tophi, sỏi thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.
  • Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%. 
  • Tiền sử bệnh (cách tiến triển các cơn trước).
  • Tiền sử gia đình

Chẩn đoán gút theo American College of Rheumatology 1997

Tìm thấy tinh thể a.uric trong dịch khớp hoặc cặn lắng urate trong tổ chức. Hoặc có c6>= 6 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Viêm khớp tiến triển tối đa trong vòng 1 ngày. 
  • Có hơn 1 đợt viêm khớp cấp. 
  • Viêm 1 khớp. 
  • Đỏ vùng khớp. 
  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân 1. 
  • Viên Phản bàn ngón chân 1 một bên 
  • Viêm khớp cổ chân 1 một bên. 
  • Nốt tophi. 
  • Tăng acid uric. 
  • Sưng khớp không đối xứng (Xquang). • Nang dưới vỏ, không khuyết xương (Xquang).
  • Cấy vị trùng âm tính.

Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt với :

+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng ).

+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận…).

Cách tốt nhất để phòng bệnh tái phát là điều chỉnh lối sống.

  • Thức ăn: Người bệnh thường được khuyên là tránh ăn các thức ăn có nhiều chất purin như là thịt, cá nhiều dầu mỡ, đồ biển nói chung, đậu, ngũ cốc, rau cải spinach, cây sâm asparagus, bông cải, nấm. Tuy nhiên sự kiêng cữ trong ăn uống có thể  không giúp được gì nhiều nếu nguyên nhân chính của bệnh là khả năng lọc thải chất axit uric của thận bị suy yếu. Trong thực tế chất axit uric từ thức ăn ra là rất ít so với số lượng có sẵn trong máu do các phản ứng trong cơ thể tạo ra. Nếu muốn chữa bệnh không dùng thuốc thì bệnh nhân nên cẩn trọng trong ăn uống.
  • Rượu: tránh hẳn hoặc giảm bớt có thể giúp nhiều trong việc chữa trị và ngăn ngừa. Rượu gây ra sự sản xuất ra nhiều chất uric trong máu và giảm khả năng lọc thải của thận.
  • Nước: Thiếu nước trong cơ thể cũng có thể dẫn tới sự đau nhức. Việc uống đủ nước rất là quan trọng đối với người bị Gout. Người bị bệnh gout, nên uống nhiều nước (trên 2 lít mỗi ngày) để ngăn ngừa bị sỏi thận.
  • Điều độ: Chất plasma uric tăng cao khi chúng ta đói. Vì vậy người bị gout nên tránh để bị đói.
  • Giảm cân: Nhiều nghiên cứu cho thấy chất uric trong máu cao hơn ở người cân nặng hơn trung bình.
  •  Tránh sử dụng các khớp xương liên tục và quá lâu hay mang giày quá chị (sẽ dẫn đến biến dạng khớp hay hư hại da)

Cách điều trị hiệu quả cho Bệnh Gút tại Phòng khám Xương khớp Quốc tế HTC

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường.

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa Gút, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago