BỆNH ĐIỀU TRỊ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Tổn thương thần kinh ngoại biên gây ra yếu, tê và đau ở ngoại vi như bàn tay, bàn chân và cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác như đường tiêu hóa và tuần hoàn.

Nguyên nhân tổn thương thần kinh ngoại biên

  • Do chẳng xé (laceration).
  • Bị cắt đứt do dao hay mảnh cứng.
  • Do gãy xương hay can xương xấu.
  • Do bị chèn ép bởi sự tăng sản hoá dày của màng hoạt dịch do garo hay máng đặt không đúng cách.
  • Do bị kéo giãn thường xuyên bởi sự biến dạng của xương.
  • Các vết thương do đạn.

Phân loại tổn thương thần kinh ngoại biên

Theo Herthert Sedom đã mô tả 3 loại tổn thương dây thần kinh và phân loại theo mức độ.

1. Gián đoạn luồng thần kinh (neura praxia)

Là tổn thương không thoái hoá, liệt thì rõ rệt và toàn diện nhưng mất cảm giác rất thay đổi tiên lượng tốt vì sự phục hồi đạt tới mức hoàn toàn sau vài tuần lễ.

2. Giai đoạn sợi trục (axentmesis)

Là tổn thương có thoái hoá sợi trục, các bao bọc còn nguyên vẹn, các sợi dây thần kinh có thể tái sinh và tái phân bố tới cơ quan gốc. Nếu các cơ, khớp và da được duy trì trong tình trạng tốt, sự phục hồi hầu như toàn vẹn

3. Đứt dây thần kinh (neurometsis)

Cả sợi trục lẫn bao dây thần kinh bị tổn thương nặng nề, chỗ đứt cần được khâu nối lại để sợi trục tái sinh. Các sợi dây thần kinh vận động và cảm giác không nhất thiết được tái phân bố về gốc cơ quan cũ, do đó có thể có tình trạng phục hồi lực cơ không toàn vẹn hay tình trạng sai lệch ít nhiều về cảm giác. Trong trường hợp này việc tái rèn luyện chức năng là cần thiết.

4. Sự thoái hoá và tái sinh dây thần kinh

Khi một dây thần kinh bị tổn thương, sự thoái hoá ngược có thể lên tới mức 2. Sem đầu gốc, đồng thời với những biến đổi ở đầu xa mức thương tổn. Đó là hiện tượng thoái hoá Waller. Đầu tiên ống trục bị vũ, bao myelin trở thành những hạt mỡ (oily droplets).

Hậu quả của các tổn thương dây thần kinh ngoại biên

Sự tổn thương có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh vận động, cảm giác và tự động (thực vật).

  • Dây thần kinh vận động sự gián đoạn dây thần kinh vận động có thể đưa tới tình trạng liệt dây thần kinh vận động dưới (lower motor neuron paralysis) đưa tới tình trạng mất sự vận động chủ động của các cơ tương ứng. Sự teo cơ tăng nhanh trong 3 tháng đầu và có các biến dạng vì sự quân bình lực cơ.
  • Dây thần kinh cảm giác: dứt dây thần kinh cảm giác đưa tới mất cảm giác vùng da tương ứng.
  • Các dây thần kinh tự động: chưa được biết rõ. Da thuộc vùng mất cảm giác trở nên mềm mỏng bóng, kết vảy, không đổ mồ hôi, móng dễ gãy, vùng da này dễ bị phỏng và dễ loét.

Điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên

1. Điều trị không phẫu thuật

Lúc này vai trò vật lý trị liệu rất cần thiết, vật lý trị liệu giúp ngừa biến dạng chi thể và duy trì tuần hoàn, ngừa cứng khớp và co rút cơ.

2. Điều trị phẫu thuật

  • Đứt dây thần kinh tuần hoàn.
  • 3 tuần sau chấn thương.
  • Trường hợp dãy thần kinh bị chèn ép bởi mô sợi xung quanh, việc áp dụng thủ thuật gỡ dây thần kinh (neurolysis) là cần thiết.

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên

1. Mục đích

  • Duy trì tối đa tấm độ khớp.
  • Tăng tiến tuần hoàn, giảm phù nề.
  • Ngừa biến dạng
  • Khuyến khích duy trì hoạt động.
  • Gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ liệt.

2 Phương pháp

  • Đối với chi dưới thì kê cao chân giường ở phía chân cao cho tình trạng phù nề giảm bớt.
  • Có thể áp dụng thêm xoa bóp hay sử dụng nhiệt (cẩn thử cảm giác trước), có thể nhưng nước muối ấm khi vùng vết thương chưa lành.
  • Cử động thụ động, trợ giúp hoặc chủ động, nhưng tránh sự chằm kéo quá mức.
  • Tuỳ theo phân loại thần kinh mà kỹ thuật viên vật lý trị liệu sử dụng loại dòng điện (Galvanic – Faradic – El hoặc E2).
  • Phương pháp tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF) nhằm duy trì và tăng lực cơ, giúp người bệnh nhớ cách thực hiện và duy trì các mẫu cử động.
  • Sử dụng nạng hoạt động bảo đảm duy trì chức năng và sửa các biến dạng do sự mất quân bình lực cơ.
  • Trong giai đoạn phục hồi sự tái rèn luyện vận động và cảm giác là cần thiết. Khuyến khích mọi hình thức hoạt động của cơ bằng lò so, tạ, thuỷ trị liệu, trò chơi và hoạt động trị liệu, cuối cùng là hoạch định công việc tương lai phối hợp với chức năng hiện có của họ.

Phục hồi chức năng trong thương tổn dây thần kinh trụ – giữa

  • Những vết cắt đứt ở mức cẳng tay mặt trước thường ảnh hưởng tới nhóm cơ gập, động mạch và thần kinh (trụ + giữa).
  • Chấn thương khuỷu thì hai dây thần kinh có thể cùng bị tổn thương: gây lỗi cầu trong (thần kinh trụ).
  • Sự chèn ép trong đường hầm cổ tay (thần kinh giữa).

1. Biến dạng

  • Biến dạng của tổn thương dây thần kinh trụ là bàn tay vuốt thư (claw hand) và tình trạng duỗi quá mức của các khớp bàn đốt của ngón tay đeo nhẫn, ngón út do ảnh hưởng quá độ của cơ duỗi ngón nếu tổn thương ở khuỷu thì có liệt cơ gập sâu của hai ngón này.
  • Biến dạng có thể điều chỉnh bằng loại máng trụ hoạt động (ulmar lively splint). Do mất cảm giác nên dễ bị bỏng ở hai ngón cuối và bờ trụ bàn tay.
  • Biến dạng của tổn thương dây thần kinh giữa đưa đến bàn tay khi (monkey hand) ngón cái kẹp sát ngón trỏ do cơ duỗi ngón cái dài, mất tình trạng đối kháng do bị liệt cơ dang ngón cái ngắn và cơ đối ngón cái. Sở ngón cái bị dẹt vì có tình trạng teo của cơ dạng ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái và đầu nâng của cơ gập ngón cái ngắn.
  • Mất cảm giác là khiếm khuyết nghiêm trọng, chiếm hầu hết lòng bàn tay lan tới ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái và người bệnh không thể nhận biết vật cầm trong tay.

2. Phục hồi chức năng tăng tiến tiếp sau mổ khâu nổi thứ cấp dây thần kinh giữa và trụ

  • Nếu mức khâu ở khuỷu, khớp này bất động ở thế gập bằng máng bột trong 3 tuần lễ.
  • Trong 3 tuần: cử động chủ động khớp không bị liên hệ ở chi trên.
  • Từ 3-5 tuần: các bài tập tránh căng dầu dây thần kinh bị khâu nổi. Tình trạng cứng của các khớp bàn tay gây hậu quả tàn phế đáng tiếc. Tập 3-4 lần/ngày xen kẽ với hoạt động trị liệu.
  • Tuần thứ 6-8: xoa bóp sâu hay siêu âm ngắt đoạn (cẩn thận cảm giác) để tránh sẹo dính. Có thể áp dụng thủ thuật PNF các mẫu cử động gấp dạng, khuyến khích cử động duỗi cổ tay và các ngón và làm mang bột.
  • Tuần thứ 8-10: vận động tập có đề kháng mạnh. Nếu tầm hoạt động không đạt dùng phương pháp kéo giãn thụ động (passive stretching). Sự kéo giãn chậm rãi kết hợp với thủ thuật thư giãn để tránh kích thích phản xạ kéo giãn (stretch reflex) và làm máng bột kéo giãn tăng tiến (serial stretch plasters).

Phục hồi chức năng trong tổn thương dây thần kinh quay

  • Do gãy xương cánh tay hay can xương chèn ép hoặc do chèn ép quá mức của nang nách. Nếu ở mức nách hay trên nách sẽ gây liệt khuỷu tay, cổ tay và các cơ duỗi ngón. Nếu mức tổn thương dưới nách, người bệnh mất khả năng duỗi cổ và các khớp bàn đốt. Các khớp liên đốt vẫn có khả năng duỗi do tác động của các cơ gian cốt (cu liên xương) cơ giun và ngón cái hoạt động do cơ dạng ngón cái ngắn (vì cơ này có điểm bám lan tới cơ duỗi ngón cái).

  • Loại máng hoạt động đơn giản nhất bao gồm hai thanh song song đặt trong tay bao da cằng tay, một thanh ngay lòng bàn tay, sát khớp bàn đốt và một lò so ở khớp khuỷu sao cho người bệnh có thể gập cổ tay và ngón, sau đó lại đưa cổ tay trở lại vị thế chức năng duỗi. Các khớp liên đốt hoàn toàn tự do và ngón cái được đặt ở vị thế chức năng tốt.

Phục hồi chức năng dây thần kinh hông to ở chi dưới

  • Có thể bị kéo giãn do trường hợp trật khớp hông hay bị vết thương hông hoặc đùi, thần kinh hông – khoeo ngoài bị tổn thương do trường hợp gãy xương mắc hay do sự chèn ép của màng bột.

  • Vận động: liệt cơ ụ ngồi cẳng chân và tất cả các cơ xa khớp gối nếu tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài do liệt cơ mác và cơ chảy trước đưa đến bàn chân rũ (drop foot).

  • Cảm giác: mất trên lưng bàn chân và cạnh ngoài cẳng chân.

  • Sự biến dạng bàn chân rũ được chỉnh bằng nẹp ngắn dưới gối với khớp cổ chân 90 độ gặp. Ban đêm cần mảng nâng đỡ bàn chân 90 độ gặp mặt lưng và ở giữa vị thế xoay trong – xoay ngoài. Điều này ngăn chặn được tình trạng co rút các cơ nhượng chân và biến dạng cụp ngón.

  • Cứ động thụ động áp dụng mỗi ngày, kéo giãn gần achilles bằng cách đứng với bàn chân liệt ở bậc thấp và thân mình trên khớp gối gặp với lòng bàn chân vẫn áp sát trên bột. Tình trạng co rút có thể được kéo giãn với người bệnh nằm sấp. Tập đi và tập dáng bộ tốt rất cần thiết đối với người có mang nẹp nâng đỡ bàn chân rũ.

  • Tổn thương dây thần kinh hông – khoeo trong xảy ra trong gãy trên chuy của xương đùi đưa tới tình trạng liệt các cơ nhượng chân, cơ chảy sau và cơ lòng bàn chân. Có thể bị loét ở gan bàn chân do mất cảm giác và biến đổi vận mạch. Có thể phòng ngừa bằng cách chêm miếng cao su êm trong giấy.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên hiệu quả cao

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra hội chứng, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân.

Để điều trị bệnh lý vùng bàn tay hiệu quả thì việc điều trị cần đạt các mục tiêu sau:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, viêm, nhức nhối, khó chịu
  • Xử lý vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh
  • Cấu trúc thần kinh, cơ xương khớp phục hồi sức mạnh và sự dẻo dai
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau cổ tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

Tại sao bạn nên điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Chi phí thấp: Chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

15 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago