Liệt dây thần kinh số VII có thể xảy ra ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Biểu hiện chính thường là các dấu hiệu như liệt nửa mặt, méo miệng. Liệt dây thần kinh VII được xem như căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy, làm thế nào để phòng tránh bệnh cũng như phục hồi chức năng liệt dây thần kinh VII hiệu quả ?
Dây thần kinh VII là dây vận động cơ mặt, chỉ một phần rất nhỏ các sợi là cảm giác, vì vậy liệt dây thần kinh VII có đặc điểm là không đau và liệt hoàn toàn các cơ ở 1/2 mặt (các cơ biểu lộ tình cảm).
Bắt nguồn từ một nhân thần kinh ở cầu não, dây thần kinh VII đi ra rãnh hành cầu não, chui qua xương đá, lỗ trâm chùm và phân bố thần kinh cho các cơ mặt.
Có nhiều nguyên nhân khiến dây thần kinh VII bị chèn ép ở đoạn đi qua xương đá như phù nề, rối loạn tuần hoàn của dây thần kinh, hậu quả của một viêm nhiễm virus hoặc một phản ứng đối với lạnh. Ngoài ra cũng còn gặp liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong các nhiễm khuẩn ở tai, u tuyến mang tai, chấn thương trực tiếp dây thần kinh VII, hội chứng Guillain-Barre…
“Liệt mặt do lạnh” thường tiến triển tốt, những trường hợp nhẹ có thể khỏi trong vòng 3-6 tuần; các trường hợp nặng kéo dài nhiều tháng. Người bệnh có thể bị co thắt nửa mặt liệt, lúc đó mặt lại méo sang bên liệt và rất khó điều trị phục hồi.
Điều trị vật lý càng sớm, kết quả càng nhanh và hoàn toàn. Không bao giờ cố điều trị cho hết lệch mặt trong giai đoạn cấp tính (vì trương lực cơ sẽ tăng dần), điều trị quá tích cực có thể dẫn đến co cứng cơ nửa mặt liệt. Chú ý bảo vệ mắt hở.
Để giảm co cứng cơ có thể dùng nhiệt ấm từ 3-5 ngày, đồng thời cần giảm các cử động ở miệng như nói, cười..
Xoa bóp với các kỹ thuật vuốt, xoa, cọ giúp người bệnh thoải mái, vì cảm thấy giảm co cứng ở mặt. Kích thích cơ với nước đá cục bằng cách vuốt nhanh, hoặc với xung điện (galva ngắt đoạn) cho đến khi cơ có thể có chủ động.
Sau đó tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới chủ động có để kháng
Nên để người bệnh ở phòng riêng hoặc ở một góc phòng có bình phong ngăn cách với những người bệnh khác, để người bệnh khỏi ngượng ngùng không tập trung tư tưởng. Người bệnh cố gắng thực hiện các động tác sau:
Trong khi tập, người bệnh ngôi trước gương, nhìn vào gương, kỹ thuật viên đứng sau người bệnh để người bệnh thấy được đồng tác mẫu do kỹ thuật viên trình bày.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.
Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…