Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như lao động. Hiện nay có nhiều phương pháp hội chứng thần kinh tọa trong đó phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, an toàn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng trong bệnh lý đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh toạ là một hội chứng có đặc điểm đau lan dọc theo đường đi của thần kinh toạ, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, vào khoảng 40-50 tuổi.
1. Thoát vị đĩa liên đốt sống là nguyên nhân hay gặp nhất. Khi đĩa liên đốt sống thoát khỏi vị trí bình thường, nó có khuynh hướng lỗi về phía bên, sau (ở đây dây chằng yếu hơn), và chèn ép vào các rễ sau thần kinh tuỷ sống gây đau. Đĩa hay bị tổn thương nhất là đĩa thắt lưng 5 (L5) và rễ thần kinh hay bị tổn thương nhất là rễ ở ngay dưới đĩa đó, rễ cùng 1 (S1).
2. Ngoài nguyên nhân trên, đau thần kinh toạ có thể gặp trong các bệnh: viêm cứng khớp sống (bệnh Bechtrew P. Marie-Strumpell), trượt đốt sống, u đốt sống, u thần kinh vùng đuôi ngựa, viêm nhiều dây thần kinh, loãng xương, bệnh nghề nghiệp của lái xe ô tô v.v.. Một số trường hợp đau thần kinh toạ không tìm thấy nguyên nhân nào rõ rệt.
Khởi đầu thường đau dữ dội nhân một cố gắng hoặc một chấn thương như ngã ngồi, ngã đập thắt lưng hay chống bàn chân xuống đất.
Đau từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt ngoại đùi, mặt trước ngoài cảng chân, qua phía trước mắt cá ngoài, bắt chéo mu chân rồi tận cùng ở ngón chân cái (đau thần kinh toạ L5); hoặc từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt sau cẳng chân, qua phía sau mắt cá ngoài xuống gan bàn chân và tận cùng ở ngón út hay 2-3 ngón chân cuối (đau thần kinh toạ $1). Nhiều khi vị trí đau không rõ rệt như trên nên rất khó chẩn đoán định khu
Thay đổi, đôi khi đau rất mạnh, không giảm bớt khi nghỉ ngơi, làm người bệnh mất ăn mất ngủ.
Điều trị phục hồi chứng đau thần kinh toạ cần giải quyết tốt hai vấn đề
Để đạt được những mục tiêu trên, vật lý trị liệu thường dùng các phương thức sau:
2.1. Giai đoạn cấp tính: điều quan trọng nhất là để người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối, thư giãn cơ và giảm đau bằng nhiệt trị liệu (nhiệt thông thường hoặc thâu nhiệt sóng ngắn, siêu âm).
2.2. Giai đoạn bán cấp và mạn tính: tiếp tục dùng nhiệt trị liệu và xoa bóp vùng thắt lưng và mặt sau đùi để giảm đau và giảm co cứng cơ. Ngoài ra, kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lưng, cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu chỉ cho tập gống cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có để kháng.
Người bệnh ngồi duỗi thẳng chân, hai bàn chân gập mặt lưng hai tay và thân mình vươn tới bàn chân, đầu ngón tay cố chạm vào đầu ngón chân.
Chú ý khi tập:
Bắt đầu từ động tác nhẹ (gồng cơ) tiến dần lên động tác nặng hơn.
Khi bắt đầu một động tác mới, kỹ thuật viên phải trợ giúp người bệnh, không bao giờ để người bệnh tập quá sức.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.
Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…