Khớp khuỷu tay

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay – Điều trị hiệu quả

Đây là loại gãy phổ biến nhất ở trẻ em sau ngã chống tay, đặc biệt là trẻ em trai và tay trái bị nhiều hơn. Những biến chứng thường gặp sau gãy trên lồi cầu xương cánh tay là: hạn chế vận động khớp khuỷu, co rút cơ nhị đầu, teo cơ tam đầu do cốt hoá quanh khớp hoặc do cốt hoá trong cơ. Đôi khi có biến chứng thần kinh mạch máu gây rối loạn nuôi dưỡng chi (ví dụ: co rút các cơ gấp do thiếu máu vì tổn thương mạch quay)

Khám và chẩn đoán gãy trên lồi cầu xương cánh tay

1. Hỏi bệnh

  • Tình huống xảy ra chấn thương?
  • Thời gian bị chấn thương đến thời điểm hiện tại?
  • Các biện pháp đã can thiệp, xử trí?
  • Hỏi bệnh nhân hiện tại có đau chói tại nơi gãy không?
  • Có đau, hạn chế vận động khớp khuỷu khi vận động không?

2. Khám lâm sàng

  • Cơ năng: đau và mất vận động hoàn toàn khuỷu tay ở tư thế gấp.
  • Khám, đánh giá cơ lực, tầm vận động khớp khuỷu và các tổn thương thần kinh (thần kinh giữa, thần kinh trụ), mạch máu nếu có.
  • Thực thể: vùng trên khuỷu sưng nề, có vết tụ máu nhiều hay ít tuỳ thuộc thời gian từ lúc gãy đến khi khám bệnh.
  • Toàn thân: Bệnh nhân tỉnh táo, không ảnh hưởng nhiều đến toàn thân.

3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp X-quang khớp khuỷu tư thế thẳng và nghiêng để xác định và kiểm tra vị trí gãy và độ di lệch của xương.

4. Chẩn đoán xác định:

Dựa vào X- quang chẩn đoán xác định

5. Chẩn đoán phân biệt

Tràn dịch khớp khuỷu sau chấn thương

6. Chẩn đoán nguyên nhân

Chấn thương, loãng xương, lao xương, ung thư xương…

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Phục hồi chức năng và điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay

Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng

  • Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương
  • Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck).
  • Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.

Tùy theo từng giai đoạn mà mục đích điều trị sẽ khác nhau

  • Giai đoạn bất động( trong bột):  cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ, co rút cơ, chống kết dính khớp
  • Giai đoạn tháo bột: Gia tăng bậc cơ teo yếu, kéo giãn các cơ co rút, gia tăng tầm vận động khớp khuỷu, điều trị hội chứng Wolkmann nếu có.

Các phương pháp áp dụng tại HTC

  • HTCMT (Điều trị cơ HTC) giúp giải quyết sự căng cứng cơ, tăng quá trình tuần hoàn, trao đổi chất, phục hồi cấu trúc cơ vùng lân cận, cử động khớp dễ dàng hơn
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với thiết bị hiện đại giúp giảm viêm, giảm đau, tăng cường tuần hoàn,  tăng tái tạo mạch máu, giảm các triệu chứng đau, tăng sinh tế bào, ổn định tổ chức phần mềm, giúp mau liền xương
  • REHAB: giúp cải thiện tầm vận động, tăng trương lực cơ quanh khớp, phòng tránh các biến chứng như teo cơ, cứng khớp

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

1 tuần ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

1 tuần ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago