BỆNH ĐIỀU TRỊ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN HIỆU QUẢ

Gãy hai xương cẳng chân là loại gãy thân xương dài thường gặp do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân tai nạn giao thông. Tổn thương do gãy hai xương cẳng chân khá phức tạp, chẩn đoán dễ song điều trị có nhiều khó khăn và dễ gặp nhiều biến chứng.Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về gãy hai xương cẳng chân.

Gãy hai xương cẳng chân là gì?

Gãy thân xương cẳng chân là gãy xương chày từ dưới hai lỗi đến trên mắt cá trong, có hoặc không kèm gãy xương mác từ cổ tới trên mắt cá ngoài.

Nguyên nhân gãy hai xương cẳng chân

  • Tai nạn lưu thông có thể gây nên chấn thương trực tiếp.
  • Ví dụ như té xe đạp, cẳng chân đập xuống bờ hè khiến xương gãy ngang hoặc là bánh xe hơi cán cẳng chân, hai xương gãy nhiều mảnh. Xương chày ở ngay dưới da cho nên chấn thương trực tiếp cho gãy hở (35%).
  • Khi tế mà cẳng chân bị vặn thì đường gãy xoắn ốc. Ngoài tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, hoả khí gây nên phần lớn các trường hợp gãy thân xương cẳng chân.

Đường gãy hai xương cẳng chân

  • Khi gãy xương chày không kèm gây xương mác, đường gãy thường ngang.
  • Khi gãy ngang cả hai xương thì đường gãy thường gần nhau. Thật ra gãy thường hơi chéo và nhấp nhô khiến cho khó nắn
  • Gãy chéo ít xảy ra.
  • Khi gây xoắn ốc, đường gãy trên xương mác thường ở trên và nối tiếp đường gãy xương chày.
  • Gây nhiều mảnh ở xương chày rõ rệt hơn ở xương mác.

Triệu chứng gãy hai xương cẳng chân

  • Cẳng chân đau, sưng và biến dạng.
  • Trường hợp gãy một xương chày thì đau vừa vừa vì xương mác còn nguyên tác dụng như một cái nẹp bất động phần nào hai khúc gãy. Biến dạng tuỳ thuộc vào xê dịch ngang, vì xương chày ở ngay dưới da nên xê dịch này dễ thấy.
  • Trường hợp gãy hai xương thì đau nhức nhiều khiến người bệnh không dám động cựa chi gãy và di chuyển mà không bất động hay là bất động không đủ làm cho đau nhức tăng bội phần. Cẳng chân gập góc nơi gãy, ngắn hơn bên lành và bàn chân xoay ra ngoài.

Điều trị gãy hai xương cẳng chân

Điều trị gãy xương cẳng chân quy tụ vào điều trị gãy xương chày. Xương mắc rất ít khi không lành và dẫu còn xê dịch thi lành cũng không sao vì khi đi đứng chỉ chống lên xương chày.

1. Mục đích

Mục đích điều trị gãy xương chày là khiến cho xương lành với các xê dịch được sửa ngay ngắn, khớp gối không cứng, bàn chân không bị tật chân ngựa để người bệnh ngồi đi lại dễ dàng và không bị mặc cảm vì cẳng chân biến dạng.

2. Kéo tạ và bó bột

– Kéo

Kim Kirschner xuyên qua phần sau xương gót, ở giữa đường nối đỉnh mắt cá trong và đỉnh gát, xuyên tử mặt trong gót chân (nếu xuyên từ mặt ngoài, kim đi lệch có thể làm tổn thương mạch máu và thần kinh chày).

Người bệnh nằm gác chân lên khung Braun.

Kéo tạ có thể sửa được xê dịch chồm, góp góc, xoay ngoài và một phần nào xe dịch ngang, miễn là trọng lượng tạ bằng 1/10 trọng lượng thân thể sau mỗi giờ so sánh với bên lành coi cẳng chân đã ngay ngắn hay chưa rồi thêm hay bớt trọng lượng tạ cho đến lúc coi và đo thấy hai bên như nhau. Mỗi ngày phải coi và đo lại suốt thời gian kéo tạ tức là một tháng.

– Bó bột.

Bột đùi – cẳng – bàn chân quấn tròn, để hở các ngón gối, duỗi 0.

Thời gian bố là 6 tuần khi gãy nửa trên thân xương chày, 8 tuần khi gãy nửa dưới. Gãy nửa dưới lâu lành hơn vì dinh dưỡng của xương kém. Để tránh cứng khớp trường hợp bó 8 tuần, chỉ cần để bột dài – cẳng – bàn 6 tuần, 2 tuần còn lại cưa bỏ bớt phần đùi của bột chỉ để lại phần cổng – bàn.

Suốt thời gian bó bột, cho người bệnh đi hai nạng, chống nhẹ chân gãy.

– Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm của phương pháp kéo tạ và bó bột là để làm không sợ nhiễm trùng khi gãy kín.

Nhưng kéo tạ chỉ sửa được các xê dịch xoay ngoài và gập góc, không sửa hết các xê dịch ngang và chấm. Các xê dịch này làm cho can xương lệch. Người bệnh đi lại như thường nhưng với cẳng chân biến dạng thấy rõ vì xương chày ở ngay dưới da.

– Chỉ định: kéo tạ và bỏ bột trong những trường hợp sau đây:

  • Gay ho.
  • Gãy nhiều mảnh.
  • Người bệnh chỉ cần đi được và chấp nhận chân biến dạng.
  • Trung tâm y tế không có phẫu thuật và không tiện chuyển người bệnh đến tuyến trên.

3. Phẫu thuật

– Các cách nên làm:

  • Đóng đinh Muller nội tuỷ.
  • Lắp nẹp và đinh ốc Muller + ép hai mặt gãy.
  • Lắp nẹp và đinh ốc thường + xương ghép (lấy ở mào chậu đắp quanh nơi gãy )
  • Lắp nẹp ngoài (fixateur externe).

Đinh nội tuỷ để hai năm, nẹp và đinh ốc lấy ra một năm sau mổ. Nẹp ngoài để ít nhất 6 tháng.

– Các cách không nên làm:

  • Lớp định ổn
  • Cột dây thép.

– Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm của phẫu thuật là sửa lại được các xê dịch. Nhược điểm của trường hợp gãy kín, nhất là ở giữa dưới xương chày phẫu thuật có thể đem lại biến chứng nhiễm trùng (10-25%) dẫu với phẫu thuật viên kinh nghiệm.

Trường hợp bị nhiễm trùng vi phẫu thuật nhất là ở nửa dưới xương chày nhiều khi phải tháo nẹp và đinh ốc vì xương chày không nhiễm trùng đã lâu lành, lúc nhiễm trùng có thể không lành được.

– Chỉ định: nói chung các cách làm trên áp dụng cho gãy kín, gãy hở hay là kín nhiều mảnh.

Lắp nẹp ngoài có lợi là đỡ nguy cơ nhiễm trùng. Một số tác giả khi điều trị bằng phẫu thuật ưa dùng nẹp ngoài hơn là dùng đinh nội tuỷ hoặc nẹp trong dẫu trong trường hợp gãy kín.

Phục hồi chức năng gãy hai xương cẳng chân

1.Mục đích

  • Gia tăng tuần hoàn và giảm sưng.
  • Giảm đau và giảm co thắt các cơ
  • Gia tăng tầm vận động khớp gối và khớp cổ chân.
  • Gia tăng sức mạnh các cơ ở vùng gối, cổ chân và bàn chân.
  • Dạy dáng đi đúng.

2. Phương pháp

Trong bột: chương trình tập tại nhà cho người bệnh.

  • Cử động các ngón chân để gia tăng tuần hoàn và dạy cho người bệnh khi nằm nâng cao chân để giảm sưng.
  • Gồng có 4 dầu, cơ ụ ngồi.
  • Tập chủ động có trợ giúp hay tự do các cử động gấp duỗi, dang áp khớp hông
  • Dạy người bệnh đi nạng với dáng đi đúng, không chịu sức nặng hay chịu sức nặng một phần tuỳ thuộc đường gãy và theo chỉ thị của bác sĩ.

– Ngoài bột:

  • Áp dụng bồn nước xoáy, túi nóng (thử cảm giác).
  • Xoa bóp trong tư thế nâng cao chân để giảm sưng.
  • Tập chủ động tự do tại khớp gối. Nếu hai đầu gối bị giới hạn tầm vận động áp dụng kỹ thuật đặc biệt, dây treo và ròng rọc.
  • Tập có lực kháng bằng tay của kỹ thuật viên hay bằng trọng lượng cho các cơ ở cẳng chân, đùi và bàn chân.
  • Tập điều hợp nhặt vật bằng ngón chân.
  • Đi trên đường thẳng.
  • Đi trên đầu ngón chân.
  • Dạy người bệnh đi với dáng đi đúng.
  • Hoạt động trị liệu được áp dụng chơi những trò chơi nào sử dụng bằng hai chân.

Trong thời gian sau khi cắt bột, người bệnh được hướng dẫn băng thun từ ngón chân đến đầu gối, băng vải một tuần hay hơn nữa cho đến khi chân hết sưng, nhất là trong người bệnh đứng và đi.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago