ĐAU ĐẦU GỐI

Nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối tê tay và cách chữa trị

Đau lưng mỏi gối tê tay là những triệu chứng quen thuộc và có xu hướng xuất hiện đồng thời, do nguyên nhân cơ học, tác động từ bên ngoài hoặc do vấn đề bệnh lý gây ra.

Triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tê tay ở nhiều người

Đau lưng mỏi gối là triệu chứng vùng lưng và đầu gối bị đau nhức, hai tay tê bì, dẫn đến người bệnh khó thực hiện động tác khéo léo (cầm, nắm, mang, vác hoặc xách đồ vật). Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu là người cao tuổi.

Để nhận biết đau lưng mỏi gối tê tay, người bệnh có thể dựa vào 5 triệu chứng phổ biến sau:

1. Đau phần trên lưng là dấu hiệu của bệnh đau lưng mỏi gối tê tay 

Phần lưng trên xuất hiện cảm giác đau nhói, khó chịu như bị dao đâm hoặc bị siết chặt. Cơn đau diễn ra âm ỉ, có thể theo dây thần kinh lan xuống cơ quan lân cận như lồng ngực, cột sống ngực, cổ, vai, cánh tay, dạ dày hoặc thân dưới.

Ngoài ra, đau phần trên lưng còn ảnh hưởng đến các vận động cơ bản của cơ thể như nâng, hạ cánh tay và xoay người. Mức độ đau tăng dần theo thời gian, đi kèm triệu chứng nóng ran, tê ngứa.

2. Đau giữa lưng

Thông thường, người bệnh có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau buốt ở khu vực giữa lưng bên trái hoặc bên phải. Đôi lúc, cơn đau dọc theo giữa xương sống, khu trú xung quanh lồng ngực trong vài ngày, có khi đến vài tuần nếu không được can thiệp sớm.

Đau giữa lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, chủ yếu là vận động viên chuyên nghiệp, hay gặp phải chấn thương thể thao, người mắc bệnh viêm khớp, căng cơ hoặc vận động sai tư thế.

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

                                     
                                             Các cơn đau ở giữa lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động và đi lại.

3. Đau ở thắt lưng

Triệu chứng đau ở thắt lưng mô tả tình trạng nhức nhối ở vị trí ⅓ dưới lưng, nằm giữa hai gai mào chậu, ở chính giữa cột sống thắt lưng, hoặc ở hai bên cột sống thắt lưng. Theo đó, mọi cử động hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đều gây ra cơn đau khó chịu. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh vận động nhiều, hoặc khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, cơn đau có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc dữ dội trong vài ngày, vài tuần.

Ngoài cảm giác đau, vùng thắt lưng dễ bị nhức buốt, viêm sưng gây sốt cao. Có khi cơn đau tê lan xuống hông, hai chi dưới dẫn đến cảm giác mỏi đầu gối, khó đi lại và thậm chí là người bệnh tiểu tiện không tự chủ.

4. Mỏi gối

Khi triệu chứng đau buốt từ vùng cột sống thắt lưng chạy dọc theo mông, đi xuống mặt sau của đùi và lan xuống hai chân, người bệnh dễ bị nhức mỏi, viêm sưng và nóng rát khu trú ở vùng gối hoặc dưới đầu gối.

Nhiều trường hợp, đầu gối xuất hiện âm thanh lục cục khi bệnh nhân di chuyển và nếu không điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến vận động của khớp, gây tàn tật hoặc bại liệt suốt đời.

Nếu triệu chứng mỏi gối không được can thiệp sớm có thể làm giảm hoạt động của khớp, tăng nguy cơ tàn tật – bại liệt.

5. Tê tay

Người gặp phải đau lưng mỏi gối dễ bị tê đầu ngón tay, cảm giác châm chích giống như kiến cắn. Nếu để lâu không khắc phục, cơn đau tê bì trở nên nặng hơn và kéo dài, lan rộng dọc cánh tay,  khiến tay bị yếu liệt, giảm sức mạnh khi cầm, nắm hoặc thực hiện một số hoạt động khác.

Nguyên nhân của hiện tượng đau lưng mỏi gối tê tay

Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân chính gây đau lưng mỏi gối tê tay:

1. Bệnh lý cơ xương khớp

Thoát vị đĩa đệm:

Đĩa đệm được cấu tạo bởi vòng sợi và nhân nhầy. Khi phần nhân nhầy này bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép rễ thần kinh và ống sống thì được gọi là thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này thường khiến bệnh nhân luôn cảm thấy đau nhức.

Bên cạnh đau lưng nếu bệnh nhân cùng lúc xuất hiện các triệu chứng mỏi gối tê tay thì rất có thể đã bị thoát vị đĩa đệm đa tầng (tức là phải có từ 2 đĩa đệm trở lên ở đốt sống bị thoát vị, nhất là ở vị trí vùng cổ và thắt lưng).

Thoái hóa cột sống:

Đau lưng, mỏi gối, tê tay cũng là những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống mạn tính. Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng bị thoái hóa mất đi tính đàn hồi, lâu dần dây chằng bao khớp cũng bị xơ cứng, hệ quả là làm biến dạng đường cong sinh lý của cột sống.

Những triệu chứng trên sẽ âm ỉ diễn ra trong nhiều ngày, khi nghỉ ngơi thì sẽ đỡ đau nhưng khi vận động sẽ bị đau nghiêm trọng hơn.

Thoái hóa khớp:

Trong bệnh cảnh thoái hóa khớp, bệnh nhân cũng có thể trải qua cảm giác đau lưng mỏi gối tê tay. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở khớp bàn tay, cổ tay, khớp gối, khớp cùng chậu hay đốt sống cổ. Bệnh thường xuất hiện ở người tuổi trung niên và người già. Bên cạnh đau nhức đầu gối, lưng, tê ngứa tay, người bệnh còn bị sưng khớp, teo sợi cơ, cứng khớp, đi lại khó khăn.

Bệnh về xương khớp là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng mỏi gối tê tay

Viêm khớp dạng thấp:

Tình trạng này gây sưng đỏ, xơ cứng và đau khớp, đặc biệt là khớp lưng, khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh có biểu hiện khó chịu, đau nhức kéo dài, làm hạn chế vận động tứ chi.

Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như mắc các bệnh về tim mạch, phổi, ruột, dạ dày, loãng xương, tổn thương mắt và thần kinh.

Loãng xương:

Đây là tình trạng xương bị suy giảm về chất lượng và mật độ, khiến xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy. Loãng xương xảy ra phổ biến ở người cao tuổi với triệu chứng đặc trưng là đau lưng mỏi gối tê tay, đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, gù lưng, giảm chiều cao.

Chấn thương thể thao:

Vận động quá sức, thực hiện động tác sai tư thế trong thể thao có thể gây phá hủy cấu trúc mô, sụn, xương khớp. Về lâu dài tình trạng này sẽ dẫn tới các cơn đau ở đầu gối, cổ vai gáy, cánh tay, thắt lưng làm hạn chế vận động hàng ngày.

Nhiễm trùng:

Vi khuẩn Coryne propinquum và Propionibacterium được cho là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm làm giảm lưu lượng máu và oxy được vận chuyển đến các khớp xương. Lợi dụng điều này, 2 loại vi khuẩn trên bắt đầu xâm nhập, tấn công gây nhiễm khuẩn, biến đổi xương và khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức.

2. Các bệnh rối loạn chuyển hóa và thiếu máu

Ở những bệnh nhân thường xuyên bị thiếu máu thì sẽ khó tránh khỏi các triệu chứng đau lưng mỏi gối tê tay. Nguyên nhân là do sự sụt giảm số lượng huyết sắc tố, hồng cầu chứa trong máu ngoại vi gây thiếu hụt năng lượng  và oxy chuyển tới hệ thống xương khớp. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự vận động của xương và gây nên những cơn đau nhức kinh niên.

Bên cạnh đó, một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa như mỡ máu cao, tăng lipid máu, tiểu đường, rối loạn điện giải cũng có thể gây đau lưng mỏi gối tê tay.

3. Bệnh về thận gây đau lưng mỏi gối tê tay 

Khi thận gặp vấn đề sẽ làm suy  giảm chức năng lọc máu dẫn đến rối loạn điện giải, độc tố tích tụ trong cơ thể. Thận yếu có thể gây ra biểu hiện đau lưng mỏi gối tê tay.

4. Các yếu tố khác nguy cơ gây ra đau lưng mỏi gối tê tay

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay cũng có thể do những yếu tố sau đây tác động:

  • Thời tiết thay đổi;

  • Cơ thể suy nhược, ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng;

  • Lao động quá sức;

  • Thừa cân, béo phì;

  • Phụ nữ mang thai và sau sinh bị thiếu hụt canxi;

  • Duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu.

Mỏi gối cũng có thể là hệ quả của chấn thương thể tao

Một số cách chữa trị bệnh đau lưng mỏi gối tê tay

Chăm sóc tại nhà

Tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vị trí bị đau mỏi. Cách làm này sẽ giảm sưng, dịu bớt cơn đau. Kết hợp mát xa để tăng cường lưu thông máu, thư giãn gân cơ và giảm đau nhức hiệu quả.

Tập yoga

Những bài tập yoga đơn giản có thể giúp bạn đẩy lùi tình trạng đau nhức, tê mỏi ở lưng, gối, chân tay. Yoga làm mềm dẻo gân cơ, mát xa thắt lưng, thư giãn cột sống. Một số bài tập mà bạn có thể áp dụng là: Tư thế rắn hổ mang, tư thế châu chấu, tư thế nằm nâng chân, nghiêng vùng chậu…

Dùng thuốc đông y hoặc tây y

Áp dụng các bài thuốc đông y điều chế từ thảo mộc giúp chữa đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay. Hoặc tiện lợi hơn là bạn sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, giãn cơ. Trường hợp cần thiết có thể tiêm corticosteroid. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý để tác động lên cơ thể giúp chữa bệnh, phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu kích thích tái tạo mô cơ, giảm đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp. Người bệnh được can thiệp bằng các thiết bị như: Tia laser cường độ cao, sóng xung kích, máy kéo giãn giảm áp cột sống,…

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
  • Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
  • Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG ĐAU LƯNG MỎI GỐI TÊ TAY TẠI HTC

  • Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
  • Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
  • Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
  • Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTCvật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
  • Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người

Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng

Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

 INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
  • SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
  • HOTLINE: 096.369.1010 

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

7 giờ ago

2 ngày ago

4 ngày ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago