Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị tận gốc, các cơn đau, nhức không chỉ làm người bệnh đi lại khó khăn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc hay tiêm giảm đau chỉ xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể chữa trị triệt để mà còn để lại hậu quả khôn lường. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách mới là giải pháp hiệu quả để chữa tận gốc chứng đau đầu gối.
Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể con người và là bộ phận thường phải chịu nhiều tổn thương nhất, nhất là hệ thống dây chằng khớp gối. Khớp gối được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản, bao gồm:
Đau đầu gối là một bệnh có thể gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là:
Bong gân: Là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.
Tổn thương dây chằng: Là một chấn thương thường gặp trong các hoạt động mạnh. Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do té chống chân xoay người. Tổn thương dẫn đến cơn đau đầu gối, sưng nề, hạn chế vận động gối. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.
Một chấn thương làm viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng đệm bên ngoài khớp gối và làm cho gân, dây chằng có thể dễ dàng lướt qua các khớp.
Một cú va chạm bất ngờ vào phía trước đầu gối có thể làm tổn thương bao hoạt dịch. Ngoài ra, tổn thương có thể xảy ra nếu bạn sử dụng khớp gối nhiều mà không được bảo vệ. Viêm bao hoạt dịch có thể biểu hiện sưng, nóng, đau và cứng khớp gối.
Chấn thương do ngã hoặc va chạm có thể gây ra gãy xương ở đầu gối. Cấu tạo đầu gối có xương bánh chè, có thể bị gãy.
Những người bị loãng xương hoặc các rối loạn thoái hóa khác làm suy yếu xương dễ bị gãy xương ở đầu gối, thậm chí chỉ cần bước sai cách. Gãy xương nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật, nhưng ở một số trường hợp chỉ cần vật lý trị liệu.
Đây là hiện tượng đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.
Là một chấn thương hay gặp trong thể thao, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Nhưng lúc mới chấn thương, do cơ đùi hỗ trợ nên chưa cảm nhận được bị lỏng gối. Thời gian sau cơ đùi bị teo không còn đủ sức gồng gánh cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện. Chân có thể bị yếu khi đi lại, khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị bệnh, đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ bị treo gối, cảm giác bất thường khi lên xuống cầu thang, khó điều khiển chân mình như ý muốn.
Những chiếc sụn bán nguyệt nằm ở lớp be trong này có thể gãy nếu chúng bị va chạm. Sụn gãy là một nguyên nhân gây đau ở đầu gối, đặc biệt là với những người hoạt động thể thao. Tổn thương sụn thể khó nhận biết nếu nhìn bên ngoài nhưng lại gây ra tổn thương đáng kể đến cấu trúc bên trong đầu gối. Nếu cơn đau ở đầu gối không giảm sau vài ngày thì nên được kiểm tra.
Là tình trạng lão hóa của khớp. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ. mòn, khuyết… Mức độ lão hóa từng người có khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người. Ba triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp gối là đau khớp sưng khớp và hạn chế cử động. Điều trị bằng phương pháp điều trị cơ HTCMT và vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau và tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp
Viêm khớp dạng thấp Có thể là một nguyên nhân gây đau đầu gối. Viêm khớp dạng thấp (RA) là một rối loạn tự miễn, gây viêm ảnh hưởng đến khớp. Hệ thống miễn dịch tấn công các mô khớp thay vì các yếu tố có hại trong cơ thể.
Không giống như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và các rối loạn mô liên kết khác ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Kết quả là sưng đau ở khớp gối. Nếu người bệnh không được điều trị, Có thể dẫn đến xói mòn xương và thậm chí biến dạng khớp.
Nguyên nhân gây đau khớp gối do chuyển hóa thường xảy ra cùng với một bệnh ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể, có thể kể đến bệnh gout và giả gout.
Sự tích tụ các tinh thể axit uric trong khớp có thể gây ra bệnh gout, một trong những bệnh về chuyển hóa phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến đầu gối. Gout là một dạng viêm khớp, và gây đau đớn. Nó gây sưng và viêm ở đầu gối và có thể làm giảm phạm vi chuyển động trong khu vực.
Pseudogout hay giả gout là một tình trạng tương tự. Mọi người thường nhầm lẫn điều này với bệnh gút, và nó làm cho các tinh thể canxi pyrophosphate phát triển trong dịch khớp, dẫn đến sưng ở đầu gối.
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến đầu gối và khu vực xung quanh.
Nhiễm trùng thậm chí có thể xảy ra khi bị trầy xước trên đầu gối nếu người bị thương không được điều trị viêm mô tế bào. Các triệu chứng thường bao gồm đỏ ở vùng bị nhiễm trùng và da cảm thấy nóng và cực kỳ mềm khi chạm vào.
Hãy chú ý đến bất kỳ vết trầy xước hoặc vết bầm tím nào, đặc biệt là nếu chúng khó lành. Viêm khớp do nhiễm trùng xảy ra khớp gối, gây sưng, đau, đỏ, thậm chí CÓ sốt.
Chăm sóc và điều trị viêm khớp nhiễm trùng bằng cách dùng kháng sinh, và các dấu hiệu và triệu chứng thường biến mất trong vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu khớp nhiễm trùng không bị điều trị có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho sụn khớp gối, và lan sang các khu vực khác của cơ thể, bao gồm các hạch bạch huyết và máu, có thể đe dọa tính mạng nếu có sự chậm trễ trong điều trị.
Nếu chỉ đau khớp gối đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng viêm khớp (sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối, hoặc có khi sưng khớp gối rất to do tràn dịch khớp) thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân đau do chấn thương (ngã, bước hụt chân, đi guốc dép quá cao, căng kéo khớp gối thô bạo khi tập thể dục…); hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu (ngồi làm việc quá lâu không thay đổi tư thế, đừng quá lâu…). Nếu tự massage nhẹ nhàng và chườm lạnh mà không đỡ thì nên đi khám. Ưu tiên các phương pháp phục hồi tự nhiên để hồi phục toàn diện và không tái phát.
Nếu hiện tượng đau khớp này xảy ra người trên 40-50 tuổi phải nghĩ đến nguyên nhân đau khớp gối do thoái hóa khớp và cần phải đến khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp. Ưu tiên các giải pháp giảm đau không dùng thuốc và có cơ chế tăng cường sức mạnh khớp gối để không bị đau lại.
Mặt khác, đau khớp gối ở người cao tuổi cần lưu ý đến tình trạng loãng xương kết hợp với thoái hóa khớp. Nếu đau khớp gối với các điểm đau cố định, đau tăng khi vận động phải lưu ý đến trường hợp viêm các điểm bám gân như viêm lồi cầu xương chày, viêm gân cơ tứ đầu đùi… Đau khớp gối kèm theo hiện tượng sưng nóng đỏ tại khớp gối, tràn dịch khớp gối… nên đến tư vấn tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kip thời.
Đau đầu gối là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nó có thể là kết quả của một chấn thương, chẳng hạn như giãn dây chằng hoặc rách sụn khớp. Các bệnh lý khác bao gồm viêm khớp, bệnh gút và nhiễm trùng – cũng có thể gây đau đầu gối.
Nhiều vấn đề đau đầu gối có thể phục hồi hoàn toàn nếu như có giải pháp chăm sóc, điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng đến biện pháp phẫu thuật. Vì vậy khi bạn gặp các vấn đề về đau đầu gối hãy đến ngay Phòng khám Xương Khớp HTC để có giải pháp tối ưu nhất.
Mức độ nghiêm trọng của đau đầu gối tùy thuộc vào vị trí, nguyên nhân của vấn đề. Các dấu hiệu và triệu chứng đôi khi kèm theo bao gồm:
Nếu gặp phải một cơn đau đầu gối cấp tính thì chúng ta có thể xử lý tạm thời như sau:
Xem thêm: Các chườm đúng gia tăng hiệu quả giảm đau
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Những ưu điểm nổi bật khi điều trị khớp gối tại HTC đó là:
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…
View Comments
Cháu 15 tuổi. Thường xuyên bị đau ở đầu gối, nhất là lên xuống cầu thang hoặc lúc chạy, thường là đau nhói lên sau đó âm ỉ kéo dài mặc dù ko sưng tấy gì. Thỉnh thoảng ngồi không cũng tự nhiên đau nhói lên, và thường xuyên có tiếng kêu lạo xạo, răng rắc khi co duỗi chân. Thế là bị làm sao ạ
Chào Bạn!
Để được bác sĩ tư vấn kỹ về tình trạng bệnh của bạn, bạn vui lòng liên hệ dến số 096.369.1010 bạn nhé!
Cảm ơn!
Cháu 15 tuổi. Thường xuyên bị đau ở đầu gối, nhất là lên xuống cầu thang hoặc lúc chạy, thường là đau nhói lên sau đó âm ỉ kéo dài mặc dù ko sưng tấy gì. Thỉnh thoảng ngồi không cũng tự nhiên đau nhói lên, và thường xuyên có tiếng kêu lạo xạo, răng rắc khi co duỗi chân. Thế là bị làm sao ạ
Chào Bạn!
Để được bác sĩ tư vấn kỹ về tình trạng bệnh của bạn, bạn vui lòng liên hệ dến số 096.369.1010 bạn nhé!
Cảm ơn!