Cứng khớp gối là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý như chấn thương đầu gối, viêm khớp gối, bất động khớp…; gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của người bệnh do khớp gối giảm độ linh hoạt, hạn chế tầm vận động điển hình là khó khăn trong các động tác co duỗi khớp gối. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cứng khớp gối.
Cấu trúc khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày. Hai đầu xương được bao bọc bởi lớp sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chúng được cố định bằng 4 dây chằng: ở trung tâm khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, ở hai bên là dây chằng trong và dây chằng ngoài. Khi cấu trúc này bị tổn thương sẽ làm hạn chế cử động khớp gối.
Hiện tượng cứng khớp xảy ra khi các cơ khớp đầu gối gặp vấn đề và xơ dính lại khiến đầu gối bị co cứng. Khi đó, người bệnh không thể co hoặc duỗi thẳng chân được 180o như bình thường và có thể cảm thấy bị tê ngay gối.
Khi gặp triệu chứng khớp bị cứng, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động. Tình trạng này có thể sẽ nặng hơn, kéo dài hơn khi mức độ viêm khớp tiến triển nặng lên. Cứng khớp trong thời gian ngắn ở khớp gối hoặc khớp háng xuất hiện sau khi ngồi kéo dài trong vài giờ khiến người bệnh khó khăn khi đi lại. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng khô cứng ở các khớp:
Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp phổ biến, xuất hiện ở người nữ hơn ở nam, tuổi 30 – 50 . Đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh.
Viêm cột sống dính khớp có biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cầu xương giữa các đốt sống và dính khớp cùng chậu khiến cột sống mất khả năng di động. Triệu chứng thường gặp là đau và căng cứng ở khu vực hông, lưng dưới, đặc biệt là sau khi thức dậy hoặc một thời gian không vận động.
Thoái hóa khớp à dạng viêm khớp thoái hóa do hao mòn khớp. Một số loại thoái hóa thường gặp:
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các bao hoạt dịch khớp có tình trạng viêm, màng hoạt dịch dày lên và ngày càng tiến triển. Tình trạng viêm này có thể hiện tượng đau và cứng khớp. Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở hầu hết mọi khớp nhưng phổ biến nhất ở các khớp lớn hơn như khớp vai, khớp háng, khớp gối.
Dù đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Người bệnh bị ung thư xương thường bị đau khớp, đau xương và giảm vận động khớp.
Gút là bệnh viêm khớp liên quan đến rối loạn chuyển hóa protid trong cơ thể. Bệnh thường khởi phát đột ngột có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới thường xuyên hơn nữ giới. Bệnh tiến triển nhanh, các triệu chứng đôi khi chỉ xuất hiện trong một đêm, thường là ở ngón chân cái với biểu hiện khớp cứng, sưng, nóng, đỏ, đau của khớp.
Là bệnh tự miễn khác khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh như cơ và khớp. Khi bệnh lupus ban đỏ hệ thống tấn công các khớp sẽ xuất hiện triệu chứng như sưng tấy, đau đớn…
Sau chấn thương như té ngã, vận động thể thao quá mạnh, do tai nạn giao thông, bó bột hoặc sau phẫu thuật có thể khiến sụn bị tổn thương, trật khớp, gãy xương, các khớp ít vận động … dẫn đến khớp bị cứng. Do đó việc tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật xương khớp là rất cần thiết.
Sau nhiều năm vận động, các khớp xương phải chịu nhiều áp lực và sẽ bị yếu đi. Tình trạng này được xem là một phần tất yếu của lão hóa. Cùng với sự già hóa của dân số, tỉ lệ người bị căn bệnh này trên thế giới tăng lên đáng kể.
Triệu chứng cứng khớp đầu gối có thể xảy ra với mọi đối tượng, thuộc bất cứ độ tuổi nào. Cứng đầu gối là triệu chứng của các bệnh lý xương khớp, xảy ra khi các phần bên trong khớp gối bị tổn thương. Hoặc cũng có thể là một biến chứng nhỏ người bệnh có thể gặp sau khi bị điều trị chấn thương khớp gối.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm nữ giới thuộc lứa tuổi trung niên (sau 30 tuổi) thường dễ có nguy cơ gặp phải nhiều hơn người khác.
Những đối tượng có nguy cơ bị cứng khớp gối cao hơn người khỏe mạnh khác gồm:
Biến chứng của bệnh cứng khớp gối xảy ra nhiều ở những trường hợp bệnh để quá lâu mà không điều trị, đặc biệt là trường hợp bệnh có nguyên nhân do viêm khớp hệ thống.
Cứng khớp gối và bất cứ căn nguyên nào của bệnh cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn về chức năng và độ linh hoạt của khớp. Nguy cơ càng tăng cao khi người bệnh có những tiền sử chấn thương hay phẫu thuật về khớp gối, sức khỏe khớp không ổn định, khớp trong giai đoạn lão hóa…
Những biến chứng mà người bệnh cứng khớp đầu gối có thể gặp gồm:
Người bệnh có thể chủ động phòng tránh các biến chứng này của cứng khớp gối bằng cách nắm rõ tình trạng bệnh, và mối liên hệ với sức khỏe tổng thể ngay lúc đó.
Đến bệnh viện khám với bác sĩ ngay khi những cơn đau phá rỉ khớp diễn ra trên 1 tiếng, hoặc kéo dài không thuyên giảm. Cuối cùng, điều trị theo đúng phác đồ để khớp gối được phục hồi chức năng hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng không mong muốn.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…