Ngón chân hình vồ là một biến dạng gấp gây đau của khớp gian đốt xa. Ngón chân thứ hai thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù biến dạng này có thể xảy ra ở tất cả các ngón.
Ngón chân hình vồ thường có nguyên nhân từ một chấn thương do chèn ép ngón chân. Tuy nhiên, cũng giống như chứng vẹo ngón cái hay ngón chân hình búa, mang giày quá chật hoặc giày hẹp mũi cũng là các nguyên nhân gây biến dạng; tương tự tật vẹo ngón cái, ngón chân hình vồ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Viêm túi hoạt dịch bất kì cũng có thể đi kèm biến dạng ngón chân hình vồ, góp phần làm tăng đau cho bệnh nhân. Có thể xuất hiện các vết chai sạn hay vết loét nằm trên đầu của ngón chân bị đau. Mang giày cao gót có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề ở bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện đau khu trú ở khớp gian đốt xa và không thể mang giày cho vừa vặn. Đau tăng lên khi đi lại, ngược lại nghỉ ngơi và chườm ấm giúp giảm bớt đau. Đau liên tục và nhức nhối. Một vài bệnh nhân bị ngón chân hình vồ có đặc điểm biến dạng gấp của khớp gian đốt xa. Không giống như chứng vẹo ngón cái, các ngón chân vẫn cân xứng thẳng hàng.
Một số yếu tố nguy có có thể làm tăng khả năng mắc dị tật ngón chân hình vồ gồm:
Chụp X-quang thường quy được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện của biến dạng ngón chân hình vồ. Chụp cộng hưởng từ ngón chân được chỉ định nếu nghi ngờ khớp mất vững, khối choán chỗ hay khối u tiềm ẩn. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm tổng phân tích tế bào máu , tốc độ máu lắng hồng cầu và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.
Biến dạng ngón chân hình vồ có thể chẩn đoán dễ dàng dựa vào biểu hiện lâm sàng. Viêm bao hoạt dịch, viêm gân bàn chân và cổ chân thường đi kèm ngón chân hình vồ. Thêm vào đó, gãy xương đốt bàn, xương ngón chân và xương vừng do mỏi có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán và đòi hỏi các điều trị đặc hiệu.
Thời kì đầu mới bị dị tật ngón, các ngón vẫn còn dẻo dai. Nhưng bệnh tiến triển kéo dài, các dây chằng bị co rút và co cứng lại. Do đó, các ngón dần bị biến dạng gập cố định. Bạn có thể cảm thấy rất đau nếu ngón chân (nhất là vị trí các nốt sần) ma sát với giày dép.
Để tránh mắc các vấn đề về bàn chân, gót chân hay cổ chân, bạn cần mang giày dép đúng kích cỡ. Một số điều bạn cần lưu ý khi đi mua giày dép:
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp chân, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…