Ngã sưng đầu gối là một chấn thương rất phổ biến, đặc biệt đối với những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc đòi hỏi nhiều động tác của đầu gối. Đây là một tình trạng gây ra không chỉ đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bị tổn thương.
Nếu bị sưng đầu gối sau khi ngã, bạn nên thận trọng với các chấn thương xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong khớp gối. Bao gồm:
Khớp gối là nơi giao nhau của 3 đoạn xương chính gồm xương đùi, xương chày với xương bánh chè. Khi té ngã, lực va đậm quá mạnh có thể khiến một trong các xương trên hoặc cả ba xương bị nứt hoặc gãy kín.
Thống kê cho thấy, số lượng người bị gãy xương bánh chè khi ngã chiếm tỷ lệ nhiều hơn hẳn so với xương chày và xương đùi. Các trường hợp đang bị loãng xương rất dễ bị gãy xương khi té ngã.
Dấu hiệu nhận biết gãy xương:
Một số người bị ngã sưng đầu gối do chấn thương dây chằng chéo trước. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm duy trì khả năng gập duỗi bình thường ở khớp gối, đồng thời giữ cho xương chày được cố định và không bị trượt về phía trước xương đùi. Có 3 cấp độ chấn thương ở dây chằng chéo trước xảy ra khi vấp ngã hoặc té xe.
Dấu hiệu nhận biết chấn thương dây chằng chéo trước khi ngã:
Dây chằng chéo sau là một dải mô liên kết nằm phía sau đầu gối. Nó có chức năng ổn định cấu trúc cho khớp gối và giữ cho xương chày có thể chuyển động trong một phạm vi nhất định, không bị trượt ra phía sau đầu gối quá xa.
Khi bị ngã, mặt sau đầu gối bị va đập quá mạnh có thể gây giãn, rách hoặc đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau. Những chấn thương này chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 10% trong tổng số các ca bị tổn thương dây chằng ở đầu gối. Tuy nhiên, nó khó chẩn đoán hơn.
Dấu hiệu chấn thương dây chằng chéo sau:
Dây chằng trong có nhiệm vụ liên kết xương đùi với xương ống chân và giữ cố định chúng ở mặt trong của đầu gối. Sự tác động trực tiếp bên mặt ngoài của khớp gối khi té ngã có thể khiến cho đầu gối bị sụp vào phía trong và chén ép lên dây chằng. Từ đó dẫn đến hiện tượng căng giãn hoặc rách dây chằng trong khớp gối.
Dấu hiệu nhận biết chấn thương dây chằng trong khớp gối:
Trong một số trường hợp, hiện tượng ngã sưng đầu gối có thể xảy ra do bị chấn thương dây chằng ngoài khớp gối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mặt trong đầu gối bị tác động quá mạnh và xoay ra ngoài khiến cho dây chằng ngoài căng giãn.
So với các dây chằng khác, chấn thương ở dây chằng ngoài khớp gối ít gặp hơn. Tuy nhiên, hậu quả mà nó gây ra cũng vô cùng nghiêm trọng .
Rách sụn chêm cũng là một chấn thương thường gặp ở đầu gối khi bị ngã. Trong khớp, sụn chêm nằm bao bọc quanh các đầu xương để bảo vệ, giảm hiện tượng cọ xát xương khi vận động, giúp khớp đầu gối vận động linh hoạt hơn.
Sụn chêm có thể bị rách khi có lực tác động mạnh. Nguy cơ gặp chấn thương này xảy ra cao hơn ở các trường hợp bị thoái hóa khớp gối.
Dấu hiệu rách sụn chêm:
Hiện tượng ngã sưng đầu gối cũng có thể là dấu hiệu của bong gân. Khi bị té ngã, lực tác động quá mạnh và đột ngột khiến các dây chằng ở khớp gối bị kéo căng, giãn rách dẫn tới bong gân. Tùy theo mức độ bong gân mà người bệnh có thể bị sưng đầu gối ở mức độ nhẹ, vừa phải tới nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết bong gân đầu gối do ngã:
Tràn dịch khớp gối là hiện tượng thường gặp sau khi bị các chấn thương ở đầu gối như gãy xương, đứt dây chằng hay rách sụn chêm ở đầu gối… Ngoài ra, các trường hợp có tiền sử bị thoái hóa, viêm bao hoạt dịch khớp gối hoặc đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối sau chấn thương, té ngã.
Để có thể nhận biết và xử lý kịp thời khi bị ngã sưng đầu gối, chúng ta cần hiểu rõ về các biểu hiện của chấn thương này. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi bị ngã sưng đầu gối:
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ngã sưng đầu gối. Cơn đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đau có thể lan ra khắp vùng đầu gối và khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn.
Sưng thường xảy ra ở vùng đầu gối và xung quanh vùng bị thương. Khi bị ngã, các mô mềm xung quanh đầu gối có thể bị tổn thương và gây ra sự tích tụ chất lỏng, dẫn đến sưng tấy. Sưng cũng có thể là dấu hiệu của việc xâm nhập của các vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Bầm tím có thể xuất hiện ở vùng đầu gối và xung quanh vùng bị thương. Đây là dấu hiệu của việc máu bị dội vào các mô xung quanh đầu gối do va đập mạnh. Bầm tím có thể không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ mà còn gây đau đớn và khó chịu.
Người bị ngã sưng đầu gối thường gặp khó khăn khi cử động đầu gối, đặc biệt là khi duỗi hoặc gập đầu gối. Điều này có thể do các mô xung quanh đầu gối bị tổn thương và gây ra sự cứng khớp hoặc đau đớn khi di chuyển.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngã sưng đầu gối có thể gây ra biến dạng ở đầu gối. Điều này có thể xảy ra khi các cơ và mô xung quanh đầu gối bị tổn thương nặng nề và không thể hoạt động bình thường. Việc xử lý kịp thời và chính xác sẽ giúp tránh được tình trạng này.
Khi bị ngã sưng đầu gối, việc giảm sưng và đau đớn là điều cần thiết để giúp cho vùng bị tổn thương có thể hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là những cách đơn giản và hiệu quả để giảm sưng đầu gối khi bị ngã:
Chườm lạnh vào vùng đầu gối bị sưng có thể giúp giảm đau, giảm sưng và làm co mạch máu, từ đó giúp giảm chảy máu và bầm tím. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc gói đá lạnh để chườm lên vùng bị tổn thương trong khoảng 15-20 phút, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
Nâng cao đầu gối cao hơn tim có thể giúp giảm sưng và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Bạn có thể dùng một chiếc gối hoặc tấm gỗ để đặt dưới đầu gối khi nằm nghỉ. Việc này sẽ giúp cho máu không bị tập trung ở vùng bị tổn thương và giúp cho việc hồi phục nhanh hơn.
Băng ép có thể giúp giảm sưng và hỗ trợ vùng đầu gối bị thương. Bạn có thể dùng băng thun để quấn quanh đầu gối và khu vực xung quanh để giữ cho vùng bị tổn thương được cố định và hạn chế sự di chuyển.
Nghỉ ngơi là điều cần thiết để đầu gối bị thương có thời gian hồi phục. Bạn nên tránh các hoạt động quá mức và nghỉ ngơi đầy đủ để cho vùng bị tổn thương có thể hồi phục tốt hơn.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…