Giãn dây chằng sau đầu gối có thể tự hồi phục trong 1 – 2 tháng, tuy nhiên dễ bị tái phát. Nếu kéo dài và không điều trị sớm có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối với các biểu hiện: đau nhức dữ dội, thường xuyên mỏi gối và dễ té ngã khi di chuyển.
Trước hết cần hiểu rõ dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, được cấu tạo từ phân tử Collagen dài và dai.
Vậy giãn dây chằng đầu gối là tình trạng các mô liên kết bên trong dây chằng bị kéo giãn quá mức, nhưng chưa bị đứt hẳn.
Thông thường, các dây chằng liên kết với xương nhằm ổn định sụn khớp, giúp hoạt động đi lại của cơ thể diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên khi dây chằng bị giãn, nó sẽ giảm chức năng liên kết khiến khớp gối dần trở nên lỏng lẻo, phạm vi chuyển động của khớp gối bị thu hẹp.
Cấu trúc của khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng bên trong giúp gối không bị xoay ra ngoài, dây chằng bên ngoài giúp gối không bị xoay vào trong, dây chằng chéo trước giúp gối không bị trượt ra trước, dây chằng chéo sau giúp gối không bị trượt ra sau.
Khớp gối là khớp rất quan trọng trong cơ thể vì phần lớn những cử động đều liên quan tới vùng đầu gối. Ngoài ra, khớp gối còn đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị đau nhức, thậm chí là chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương dây chằng đầu gối, đặc biệt là đứt dây chằng chéo trước. Dây chằng này thường bị tổn thương trong các tình huống vận động sau đây:
Đối tượng thường gặp chấn thương dây chằng đầu gối là những người tham gia các hoạt động thể thao di chuyển nhiều với cường độ cao như đá banh, quần vợt, cầu lông… và các công nhân lao động nặng.
Vận động viên nữ thường có tỷ lệ chấn thương dây chằng chéo cao hơn so với vận động viên nam trong một số môn thể thao nhất định. Nguyên nhân là do nam và nữ có sự khác biệt về thể chất, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thần kinh – cơ. Ngoài ra, sự khác nhau trong trục xương chậu – chi dưới và sự tác động nội tiết tố estrogen ở nữ giới cũng ảnh hưởng tới tính chất của dây chằng.
Tổn thương đa dây chằng khớp gối được xếp vào loại tổn thương rất nặng. Tổn thương này thường gặp ở người bị tai nạn giao thông như bị xe máy đè lên chân, chấn thương cường độ cao như cầu thủ đá banh chuyên nghiệp.
Chấn thương giãn dây chằng chéo sau thường nhẹ và phổ biến ở những người ít vận động, vì vậy nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh chỉ cần điều trị đúng cách là sụn khớp có thể lành lại. Đồng thời, người bệnh nên dùng thuốc giảm đau cho dây chằng và chườm đá.
Tuy nhiên, giãn dây chằng chéo sau cũng rất nguy hiểm, nếu người bệnh chủ quan và điều trị không đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn, lâu ngày sẽ dẫn đến sưng khớp gối và thoái hóa khớp gối.
Tùy vào tình trạng tổn thương dây chằng chéo sau và cách điều trị của bệnh nhân mà bệnh có thể nguy hiểm hoặc không. Nếu bạn chủ quan về tình trạng giãn dây chằng chéo sau của mình và không xử lý đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau.
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi điều trị dây chằng chéo sau:
Để ngăn ngừa chấn thương giãn dây chằng chéo sau liên quan đến thể thao, bạn nên:
Dây chằng chéo sau nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm thiểu các biến chứng nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu để nhận biết và thực hiện sơ cứu, đặc biệt nếu các triệu chứng không cải thiện cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…