Đầu gối là một trong những vị trí dễ bị chấn thương ở những người vận động nhiều hoặc phải hoạt động nhiều, trong đó tình trạng giãn dây chằng là phổ biến nhất. Vậy giãn dây chằng gối bao lâu thì khỏi, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Trước hết cần hiểu rõ dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, được cấu tạo từ phân tử Collagen dài và dai.
Vậy giãn dây chằng đầu gối là tình trạng các mô liên kết bên trong dây chằng bị kéo giãn quá mức, nhưng chưa bị đứt hẳn.
Thông thường, các dây chằng liên kết với xương nhằm ổn định sụn khớp, giúp hoạt động đi lại của cơ thể diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên khi dây chằng bị giãn, nó sẽ giảm chức năng liên kết khiến khớp gối dần trở nên lỏng lẻo, phạm vi chuyển động của khớp gối bị thu hẹp.
Cấu trúc của khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng bên trong giúp gối không bị xoay ra ngoài, dây chằng bên ngoài giúp gối không bị xoay vào trong, dây chằng chéo trước giúp gối không bị trượt ra trước, dây chằng chéo sau giúp gối không bị trượt ra sau.
Giãn dây chằng đầu gối là kết quả của nhiều nguyên nhân:
Thực tế, việc giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi sẽ do nhiều yếu tố quyết định. Thông thường, nếu dây chằng đầu gối bị giãn nhẹ thì sẽ mất khoảng 3 đến 4 tuần để hồi phục và có thể vận động bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng dây chằng đầu gối ở mức độ nặng, việc điều trị sẽ mất khoảng 2 tháng hoặc hơn.
Trong thời gian này, việc điều trị có thể chữa khỏi và ngăn ngừa biến chứng phụ thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ luyện tập hàng ngày. Nếu không được xử lý đúng cách hoặc vận động không đúng cách, sụn chêm có thể trở nên lớn hơn và khó co lại về trạng thái bình thường.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương dây chằng, giảm sưng đau, hạn chế tình trạng viêm tiến triển. Người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin (C, E, D), chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, protein, canxi. Đây là các chất giúp tăng cường chức năng, độ chắc khỏe và dẻo dai cho xương khớp, dây chằng và cơ; nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể; cải thiện các cơn đau và căng cứng, hạn chế tái phát tình trạng chấn thương.
Người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày các loại thực phẩm như thịt bò, ức gà, cá hồi, cá ngừ, cá trích, sữa, trứng, các loại rau xanh, các loại hạt, dầu gan cá tuyết, trái cây tươi (cam, kiwi, việt quất, bơ, dâu tây, đu đủ, táo, mâm xôi, lê…).
Ngoài thực phẩm, người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm và thức uống có khả năng tạo phản ứng viêm, sưng đau, cản trở quá trình phục hồi của dây chằng như rượu, bia, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến nhiều giàu mỡ… (3)
Lực tác động từ bàn tay và các ngón tay có khả năng kích thích những mạch máu và mô mềm, cải thiện quá trình lưu thông máu, thư giãn cơ và dây chằng, đồng thời giảm đau và sưng, điều hòa khí huyết. Ngoài ra, massage còn giúp giảm căng cứng, tê buốt, làm tan máu bầm, cải thiện khả năng vận động. Để cải thiện sớm triệu chứng, người bệnh có thể xoa bóp 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 phút.
Tập luyện phục hồi chức năng phù hợp với những trường hợp căng dây chằng đầu gối ở mức độ nhẹ. Lợi ích của các bài tập này là cải thiện cấu trúc khớp, tăng tính linh hoạt, phục hồi chức năng vận động, cải thiện các triệu chứng. Bệnh nhân cần lưu ý chỉ tập thể dục vừa phải, không cố gắng ép hay đẩy nhanh quá trình tập. Vì điều này có thể khiến khớp gối bị đau hơn và phản tác dụng của các bài tập phục hồi chức năng.
Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa trên sàn, chân thẳng và dựa vào tường, tạo thành đáy 90 độ giữa chân và bụng. Sau đó, nhẹ nhàng uốn cong đầu gối ở chân bị chấn thương cho đến khi bạn cảm thấy căng ra, giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây và hít thở đều. Cuối cùng, bạn cần thả lỏng cơ thể và nhẹ nhàng trở lại vị trí ban đầu, lặp lại động tác này từ 3 đến 5 lần mỗi ngày.
Bài tập bắt đầu bằng cách ngồi trên ghế hoặc giường, giữ lưng thẳng và chân buông thõng. Tiếp theo, bạn nâng nhẹ chân bị thương lên rồi từ từ duỗi thẳng sao cho chân song song với mặt đất và giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi từ từ hạ chân xuống. Bạn cần lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần mỗi ngày.
Đầu tiên, bạn sẽ cần cuộn một chiếc khăn mỏng sau đầu gối, sau đó nằm trên sàn và từ từ duỗi thẳng chân đồng thời nâng hai chân lên một khoảng 30 đến 45 độ so với mặt sàn, giữ nguyên tư thế 5 lần hít thở. Bạn cần lặp lại động tác này từ 8 đến 10 lần mỗi ngày, thường xuyên, cho đến khi đầu gối được mở rộng hoàn toàn.
Bạn bắt đầu bài tập này bằng cách đứng thẳng trên sàn, kiễng chân hết mức có thể, giữ thẳng đầu gối và giữ trong 3 đến 5 giây. Sau đó từ từ hạ chân xuống và lặp lại trong 3 phút liên tiếp.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…