Categories: TIN TỨC

Giải phẫu vùng thắt lưng-mông cơ bản

Giải phẫu vùng thắt lưng-mông cơ bản:

CƠ VÙNG THẮT LƯNG

Lớp nông

Cơ lưng rộng: Nguyên ủy: mỏm gai T6- xương cùng, 1/3 sau mào chậu, 4 xương sườn cuối. Bám tận: rãnh gian củ xương cánh tay.

Cơ răng sau dưới: Nguyên ủy: mỏm gai T11- L3. Bám tận: mặt ngoài 4 xương sườn cuối.

Lớp sâu

Cơ dựng sống

– Cơ chậu sườn : bám từ 1/3 sau mào chậu đến các xương xườn

– Cơ dài ngực, dài cổ, dài đầu

– Cơ gai : các cơ gai cổ, gai ngực, gai đầu

Cơ ngang gai

Bám từ mỏm ngang sang mỏm gai của đốt sống.

Cơ gian gai, cơ gian ngang

– Cơ gian gai: bám giữa các mỏm gai.

– Cơ gian ngang: bám giữa các mỏm ngang.

CƠ VÙNG MÔNG

Gồm các cơ 

Cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé, cơ hình lê, sơ sinh đôi trên, cơ sinh đôi dưới, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài, cơ vuông đùi, cơ căng mạc đùi.

Cơ mông lớn

– Nguyên ủy: mặt ngoài phần sau cánh chậu, mặt sau xương cùng.

– Bám tận: dải chậu chày, lồi củ cơ mông của xương đùi.

Cơ mông nhỡ

– Nguyên ủy: Mặt ngoài cánh chậu

– Bám tận: Mấu chuyển lớn xương đùi

Cơ mông bé

– Nguyên ủy: Mặt ngoài cánh chậu

– Bám tận: Bờ trước mấu chuyển lớn xương đùi.

Cơ hình lê

– Nguyên ủy: Mặt trước xương cùng

– Bám tận: Bờ trên mấu chuyển lớn xương đùi

XƯƠNG

Đốt sống thắt lưng

Gồm 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5.

Xương cùng, cụt

Xương cùng : Gồm 5 đốt sống xương cùng từ S1 đến S5 dính chặt với nhau tạo thành một khối gọi là xương cùng.

Xương cụt : Do 4 -6 đốt sống cụt dính liền với nhau tạo nên.

Khung chậu hay chậu hông

Khung chậu gồm có 2 xương chậu, tiếp với xương cùng ở phía sau, phía trước tiếp ở khớp mu.

Mỗi bên có ổ cối là thành phần của khớp háng.

Khung chậu cơ lớp cơ dày bao phủ, có chức năng giữ phủ tạng bên trong và là điểm tựa của chi dưới

THẦN KINH

Vùng thắt lưng – Mông do 3 đám rối thần kinh chi phối

-Đám rối thắt lưng

-Đám rối cùng

-Đám rối cụt

Đám rối thắt lưng

Do nhánh trước của các thần kinh sống thắt lưng I – III và 1 phần của nhánh trước thần kinh sống thắt lưng IV tạo nên.

Đám rối cùng

-Do thân thắt lưng – cùng và nhánh trước của các thần kinh sống cùng I – Iv tạo nên

Đám rối cụt

-Do 1 phần của các thần kinh sống cùng Iv – V và các thần kinh cụt tạo nên

xuongkhophtc

Recent Posts

ĐAU NHỨC CỔ TAY KHI CHƠI THỂ THAO – CẦN PHẢI XỬ LÝ THẾ NÀO

Đau nhức do chấn thương cổ tay là điều mà không chỉ vận động viên…

1 ngày ago

Các Huyệt Đạo Vùng Cổ Vai Gáy: Vị Trí & Cách Bấm Huyệt Giảm Đau

Các huyệt đạo vùng cổ vai gáy là chìa khóa giúp bạn giải tỏa cơn đau…

1 tuần ago

Ngủ Dậy Đau Đầu Sau Gáy: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Ngủ dậy đau đầu sau gáy là một trải nghiệm khó chịu mà nhiều người gặp…

1 tuần ago

Khớp Vai Kêu Lục Cục Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Cách Chữa Hiệu Quả

Khớp vai kêu lục cục là âm thanh bạn có thể nghe thấy khi cử động…

1 tuần ago

Bị Gút Ở Chân: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị gút ở chân là một trong những biểu hiện ban đầu và phổ biến nhất…

1 tuần ago

Viêm Gân Gót Chân Bệnh Lý Gân Achilles: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu

Viêm gân gót chân là một vấn đề thường gặp, gây nhiều phiền toái. XuongkhopHTC…

2 tuần ago