Gai xương bánh chè khớp gối là tác nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đau khớp gối diễn ra đối với nhiều người hiện nay từ trung niên đến cao tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Gai xương bánh chè là hiện tượng bề mặt khớp bánh chè bị chồi xương hoặc gai xương mà qua các hình ảnh chụp X – quang mới có thể thấy được. Tình trạng này diễn ra làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức vùng đầu gối vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng công việc và các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Những bệnh nhân có dấu hiệu bị gai xương ở bánh chè thường liên quan đến các bệnh lý về thoái hóa khớp hoặc cột sống. Do các cơ chế hình thành bệnh khác nhau nên gai xương bánh chè được chia làm 2 thể là gai xương trong bệnh lý thoái hóa khớp hoặc cột sống (các bệnh lý về cột sống) và gai xương bánh chè trong các bệnh lý viêm mạn tính mô mềm (gai xương khớp đầu gối).
Bệnh này thường gặp ở những người trung tuổi trở lên và gặp phổ biến ở những người cao tuổi. Do những người lớn tuổi thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh chóng, nên các khớp bị thoái hóa và dễ dẫn đến việc viêm nhiễm, đau nhức xương khớp. Đặc biệt là với vùng xương khớp bánh chè do vừa phải chịu những hoạt động thường xuyên của cơ thể lại vừa phải chịu áp lực trọng lượng cơ thể nên xương bánh chè có nguy cơ cao nhất chịu các tổn thương và thoái hóa khớp.
– Cảm nhận rõ tiếng kêu lạo xạo, lục khục phát ra từ đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống
– Đau nhẹ ở khớp gối, đau tăng lên khi vận động, đau thường kèm theo tê buốt khó chịu
– Khớp gối cử động khó, đôi khi mất cảm giác từ đầu gối xuống bàn chân
– Đầu gối sưng to và phù nề khiến người bệnh đi lại rất khó khăn.
– Tê bì, mỏi phần bàn chân, do căng đầu gối nên bàn chân không cử động tự nhiên được.
– Đau cách hồi, cứ đi lại đau, dừng lại hết liên tục.
– Chân yếu dần đi, vận động mạnh như: chạy nhanh, lên xuống cầu thang khó khăn.
– Chấn thương đầu gối: Đặc biệt là chấn thương ở các mô sụn có thể gây ra tình trạng gai khớp gối hoặc tổn thương ở khu vực giữa xương đùi và xương bánh chè.
– Thoái hóa khớp tự nhiên: quá trình hao mòn khớp tự nhiên cũng có thể hình thành những gai xương khớp gối, tuổi càng lớn tỉ lệ gai khớp gối càng cao.
– Qúa tải khớp gối: những người thường xuyên sử dụng khớp gối như: vận động viên điền kinh, bóng rổ cũng có nguy cơ cao mắc gai khớp gối.
– Tiền sử chấn thương khớp gối: những người từng có tiền sử chấn thương khớp gối, chằng hạn như gãy xương cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành gai xương.
– Một số yếu tố khác như: thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết, dị tật bẩm sinh, di truyền hoặc do sự tích tụ canxi ở các khớp.
Đối với những người 30 tuổi trở lên, hãy trang bị cho mình kiến thức về bệnh cũng như tích cực áp dụng các phương pháp phòng ngừa. Để ngăn chặn nguy cơ mắc gai xương bánh chè, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
Trên đây là những thông tin quan trọng và hữu ích về căn bệnh gai xương bánh chè cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…