Gai khớp gối là một tình trạng bệnh lý ở xương gây ra nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh.Thực tế, gai khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường hơn nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu.
Gai khớp gối là thuật ngữ được dùng để chỉ những gai xương hình thành ở khớp gối bị tổn thương, thường liên quan đến thoái hóa. Sự xuất hiện của gai xương có thể xem là cách cơ thể ứng phó với quá trình bào mòn sụn khớp, hỗ trợ ổn định khớp gối bị thoái hóa nhưng có nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp.
Về cơ bản, các gai này có thể hình thành ngay từ giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những mẩu xương thừa này chỉ xuất hiện trên phim X-quang khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Gai xương phát triển mạnh vào giai đoạn 3 và có nguy cơ gây biến dạng đầu xương trong trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn 4.
Thoái hóa khớp gối: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gai khớp gối. Sự bào mòn thoái hóa khớp gối quá mức khiến cơ thể đáp ứng lại bằng cách tăng phát triển xương dẫn đến hình thành gai xương.
Chấn thương: chấn thương có gây mất sụn khớp gối, bao gồm các tổn thương như đứt dây chằng chéo trước, trật khớp xương bánh chè hay rách sụn chêm. Các chấn thương này làm tăng nguy cơ sụn thoái hóa dẫn đến gai xương.
Vận động quá mức: tình trạng vận động quá mức thường xuyên có thể gây bào mòn sụn khớp gối và các đầu xương. Điều này lâu dài gây thoái hóa sụn dẫn đến gai xương.
Người cao tuổi, nhất là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, người có tiền sử chấn thương đầu gối, vận động viên hoặc những người có thói quen vận động thể lực nặng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc gai khớp gối/
Đầu gối bị đau nhức là triệu chứng thường gặp ở người đang gặp các vấn đề về khớp gối, bao gồm cả sự hiện diện của gai xương tại đây. Cơn đau có xu hướng trở nặng khi bệnh nhân thực hiện những động tác gây thêm áp lực lên khớp gối, ví dụ như: ngồi xổm, co duỗi chân,lên xuống cầu thang, đứng lâu một chỗ
Để thuyên giảm triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh lên khu vực đau nhức, đồng thời xây dựng thói quen vận động – nghỉ ngơi hợp lý.
Lớp sụn khớp gối bị bào mòn sẽ làm cho các đầu xương đùi, xương chày và đôi khi cả xương bánh chè cọ xát với nhau và gây kích ứng. Tình trạng kích ứng này không chỉ kích thích gai xương hình thành mà còn góp phần tăng lượng dịch khớp được tiết ra, dẫn đến tình trạng sưng khớp gối.
Bên cạnh đó, gai khớp gối phát triển quá mức có thể chèn vào các dây thần kinh xung quanh, từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì, mất cảm giác ở khu vực này.
Đi kèm với tình trạng ma sát giữa các đầu xương và sưng khớp còn có cứng đầu gối. Một số bệnh nhân thường có biểu hiện này vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu, có thể kéo dài đến 30 phút. Khớp gối bị cứng sẽ làm khả năng cũng như biên độ vận động giảm đi đáng kể.
Để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh lý gai xương, trong đó có gai xương khớp gối, người bệnh cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa sau:
Khi mắc các triệu chứng như đau, sưng nề khớp gối khiến bạn hạn chế vận động và tình trạng trên kéo dài không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…