Với cấu tạo gồm có 5 ngón tay thì vị trí ngón tay giữa dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất do đây là ngón tay cần thiết cho nhiều hoạt động cũng như vận động. Vậy thoái hóa khớp ngón tay giữa điều trị như thế nào là hiệu quả nhất? Mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau đây!
Thoái hóa khớp ngón tay giữa
Thoái hóa khớp ngón tay là quá trình lão hóa của các tế bào, tổ chức khớp và quanh khớp đặc biệt là sụn khớp, là sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn và xương dưới sụn, biểu hiện cuối cùng là sự thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh lý này hay gặp ở người có tuổi.
Bệnh nhân thoái hóa khớp ngón tay, đặc biệt tay giữa thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Điều này thường được giải thích là do ngón giữa cần thiết cho nhiều hoạt động cầm nắm và được sử dụng với mục đích kẹp đồ vật. Ngoài ra, thoái hóa khớp ở ngón giữa có thể khiến sức mạnh bàn tay yếu hơn và làm mất sự tỉ mỉ, kết hợp của bàn tay.
Nguyên nhân thoái hóa khớp ngón tay giữa
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ngón tay được phân thành hai nhóm chính. Bao gồm nguyên nhân tự phát và nguyên nhân thứ phát.
1. Nguyên nhân tự phát
Thoái hóa khớp ngón tay xảy ra do các khớp bị hao mòn. Theo giải phẫu người, ở các đầu xương có một lớp vật liệu mịn. Lớp này được gọi là sụn. Nó có chức năng đệm các khớp, bảo vệ và cho phép các đầu xương trượt dễ dàng mà không va chạm vào nhau.
Tuy nhiên theo thời gian, sụn thoái hóa và có dấu hiệu hao mòn. Lúc này các đầu xương không được đệm và bảo vệ, chúng bắt đầu cọ xát vào nhau gây đau và làm phát sinh nhiều triệu chứng của viêm khớp khác.
Bên cạnh đó sự hao mòn của lớp sụn có thể kích thích các mô trong khớp sản sinh ra những tế bào viêm. Đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khiến các khớp bị tổn thương nhiều hơn.
Điều trị thoái hóa khớp ngón tay giữa hiệu quả tại HTC
2. Nguyên nhân thứ phát
Thoái hóa khớp ngón tay có thể xảy ra sau khi bệnh nhân gặp những vấn đề sau:
- Dị tật bẩm sinh: theo kết quả nghiên cứu, các khớp xương dị tật thường có nguy cơ thoái hóa xương khớp cao hơn. Nguyên nhân là do dị tật bẩm sinh khiến khớp xương suy yếu, mất độ linh hoạt và giảm mật độ xương.
- Chấn thương: chấn thương được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp ngón tay. Sau khi chấn thương, sự liên kết giữa các khớp xương trở nên lỏng lẻo, khớp nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Mặt khác, chấn thương khiến khớp xương suy yếu, chịu nhiều áp lực và tăng nguy cơ thoái hóa. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị trật khớp và gãy xương.
- Một số tình trạng và bệnh lý liên quan: thoái hóa khớp ngón tay có thể xảy ra do một số bệnh lý liên quan. Điển hình như dây chằng lỏng lẻo, nhiễm trùng, rách hoặc bong gân, bệnh gút, viêm khớp, viêm và tổn thương sụn, lệch khớp…
Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay giữa
- Đau khớp: đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Cơn đau thoái hóa này có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên tay. Cơn đau gia tăng mức độ khi bệnh nhân cử động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.
- Ngón giữa vụng về: đa số người thoái hóa khớp ngón tay giữa thường cảm thấy mất kết nối ở gốc ngón tay giữa. Điều này khiến ngón giữa trở nên thiếu linh hoạt và vụng về.
- Cứng khớp: triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh mới ngủ dậy. Cứng khớp sẽ làm giảm độ linh hoạt trong cử động của các khớp ngón tay. Lúc này thì người bệnh sẽ khó khăn khi thực hiện các động tác khó như xoay tay, cầm nắm đồ vật…
Điều trị thoái hóa khớp ngón tay giữa hiệu quả tại HTC
- Hình thành hạt Bouchard: đây là những sự tăng trưởng xương ở các đốt ngón tay khiến các đốt tay có vẻ to hơn hoặc sưng lên. Tình trạng này khiến tay thô hơn và gây khó khăn cho việc đeo nhẫn.
- Phạm vi chuyển động bị thu hẹp: đây là lúc các khớp ngón tay không thể vận động được nhiều nữa. Tay của người bệnh giảm hẳn sức mạnh, khó có thể cầm nắm đồ đạc và di chuyển. Các khớp trở nên cứng cốc, khi cố vận động sẽ phát ra tiếng kêu lục khục.
- Tay yếu: lực ở tay của người bệnh thoái hóa khớp ngón tay thường yếu hơn bình thường. Việc này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động cầm, vặn đồ vật…
- Teo cơ ở bàn tay: các cơ thuộc bàn tay và ngón tay của người bệnh sẽ bị teo nhỏ dần, tệ hơn nữa thì cơ và khớp có thể bị biến dạng. Nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu có thể dẫn đến trường hợp xấu nhất là tàn tật.
Biến chứng thoái hóa khớp ngón tay giữa
- Viêm khớp ngón giữa: tại khớp ngón giữa bị thoái hóa, tổn thương có thể kích hoạt phản ứng sưng viêm tại các phần mềm xung quanh khớp. Nó có thể tiến triển thành bệnh viêm khớp ngón tay mãn tính khiến cho người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Gai xương: gai xương là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Chúng hình thành trong quá trình thích ứng của cơ thể với mục đích bù đắp lại khoảng trống ở khớp. Gai xương xuất hiện gây chèn ép và tổn thương các mô mềm, đồng thời gây ra cảm giác đau nhức và khiến người bệnh khó vận động.
- Mất ngủ: khớp ngón giữa bị đau nhức nhiều vào ban đêm có thể khiến cho người bệnh khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy giảm sức khỏe, mệt mỏi và mất tập trung khi làm việc.
- Biến dạng ngón giữa: biến dạng ngón giữa thường xảy ra ở những trường hợp thoái hóa nặng. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc cử động hoặc cầm nắm đồ vật.
- Tàn phế: đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Khớp ngón tay bị thoái hóa có thể bị tàn phế và không thể thực hiện được các cử động thông thường.
- Một số biến chứng khác: Gout, gãy xương, hoại tử xương, nhiễm trùng khớp, chảy máu, suy hóa gân, dây chằng quanh khớp…
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Khám và điều trị thoái hóa khớp ngón tay giữa hiệu quả
Với bệnh lý này để điều trị hiệu quả trước hết các bác sĩ của phòng khám HTC cần đánh giá:
- Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đang gặp phải.
- Mức độ hẹp khe khớp, gai xương, xương dưới sụn, hốc xương.
- Đánh giá tình trạng hệ thống cơ, dây chằng.
- Đánh giá tầm vận động.
- Đánh giá các bệnh lý kết hợp, các yếu tố ảnh hưởng như nghề nghiệp, tuổi tác, thói quen…
- Loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn, bệnh lý có triệu chứng tương tự như: gút, viêm khớp dạng thấp.
- Bác sĩ có thể chỉ định chụp phim, xét nghiệm, siêu âm nếu cần thiết.
Chỉ khi thăm khám đầy đủ, cụ thể rõ ràng mới có thể đưa ra các biện pháp điều trị cụ thể, đạt hiệu quả cao.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp ngón tay giữa tại HTC
Cụ thể với bệnh lý này phương pháp điều trị tại HTC bao gồm
- Điều trị cơ sâu độc quyền được xem là phương pháp tối ưu, giúp giảm đau, giảm viêm, tăng tái tạo tổn thương nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng của sự tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp làm mềm và tăng cường sức mạnh cho hệ cơ qua đó giảm áp lực lên khớp ngón tay, giúp khớp ngón tay nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa tái phát.
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… giúp thúc đẩy cơ thể khoẻ hơn nhằm kìm hãm lại quá trình thoái hoá, đồng thời lấy lại được tầm vận động của khớp bàn tay, ngón tay và kiểm soát cơn đau một cách tốt hơn, từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.
- Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện.
Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân không chỉ hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh lý được xử lý tận gốc, khớp ngón tay được phục hồi tự nhiên.
Tại sao điều trị thoái hóa khớp ngón tay giữa tại HTC là sự lựa chọn thông thái
- Tại HTC bệnh lý ngón tay là một trong các bệnh lý phổ biến, tỷ lệ điều trị hiệu quả lên đến 98%.
- Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật.
- Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
- Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
- Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu.
- Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC là điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp khác thì tổng chi phí lại thấp hơn nhiều.
- Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
- Đặc biệt dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân cũng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại HTC.
LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.