Khi bạn đã được đo mật độ xương, tiếp theo là lựa chọn giải pháp để kiểm soát tình trạng giảm mật độ xương và loãng xương của bạn. Nếu kết quả là bất thường, bạn và bác sĩ có thể chọn lựa chế độ ăn mà cả hai cảm thấy phù hợp nhất với trường hợp của bạn. Nếu kết quả trong giới hạn bình thường, bạn vẫn cần biết những cách để phòng tránh loãng xương và giữ cho xương của bạn luôn khoẻ mạnh. Nếu chỉ số T của bạn chỉ ra rằng bạn đã bị giảm mật độ xương hoặc loãng xương, cần phải tìm ra những nguyên nhân thứ phát gây loãng xương trước khi tiến hành điều trị loãng xương.
Xem thêm: khi bị loãng xương, xương nào dễ gãy
Bạn có thể nghĩ rằng sau khi được thông báo là giảm mật độ xương hoặc được chẩn đoán loãng xương thì mục tiêu của bạn sẽ là điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn một khi đã bị loãng xương. Tuy nhiên, có một số mục tiêu quan trọng mà bạn và bác sĩ có thể trao đổi như sau:
Mặc dù xương đốt sống của bạn có thể bị gãy một cách tự nhiên không do chấn thương song hầu hết các trường hợp này đều do ngã. Vì vậy quan trọng là việc thay đổi môi trường và lối sống nhằm tránh bị ngã để từ đó giảm nguy cơ gãy xương đến mức tối thiểu. Bạn cũng sẽ cần điều chỉnh hoạt động thể dục thường ngày để tránh gấp cột sống quá nhiều về phía trước.
Làm giảm đau do gãy xương và/hoặc biến dạng xương. Để thực hiện điều này bạn cần các thuốc giảm đau và điều chỉnh hoạt động thể dục thường ngày.
Tăng cường di chuyển, mức độ hoạt động và khả năng làm việc cho dù bị gãy xương hay có nguy cơ bị gãy xương. Nhờ một nhân viên y tế đánh giá nguy cơ gãy xương tại nhà cho bạn là một việc làm hữu ích. Họ cũng có thể tư vấn giúp bạn thay đổi môi trường sống như thế nào để giúp bạn duy trì hoặc nâng cao khả năng vận động và tránh bị ngã.
Nếu bạn bị gãy xương, bạn vẫn cần duy trì sức mạnh cơ thể bằng cách tiếp tục luyện tập. Nếu bạn bị gãy cột sống hoặc gãy cổ xương đùi, những chấn thương này có thể làm bạn trở nên cô lập với những người khác và bạn sẽ luôn phải ở nhà. Do đó, duy trì các mối quan hệ xã hội cũng là một mục tiêu quan trọng dù vẫn đang bị gãy xương.
Bạn không muốn mật độ xương tiếp tục giảm nữa. Vậy hãy thay đổi lối sống của mình một cách phù hợp và đến HTC chăm sóc dinh dưỡng cho hệ xương của mình
Duy trì tính nguyên vẹn của xương. Bạn cần xem xét kỹ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy tính toán cẩn thận lượng canxi, vitamin D và những chất dinh dưỡng khác mà bạn đang ăn để làm cho xương của bạn khoẻ hơn. Bạn cũng sẽ cần các bài tập thể dục hợp lý.
Điều hòa chuyển hóa xương. Mục tiêu là làm cho quá trình tạo xương cân bằng hoặc mạnh hơn so với quá trình huỷ xương.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Bạn sẽ không cảm thấy rằng những thuốc mà bạn dùng sẽ có hiệu quả. Bạn sẽ không biết liệu xương của mình có đang đáp ứng với các phương pháp điều trị cho đến khi bạn làm các xét nghiệm theo dõi định kỳ. Vì vậy, sau khi đươc thông báo là bị giảm mật độ xương hoặc được chẩn đoán là loãng xương, hãy nhớ rằng:
Các huyệt đạo vùng cổ vai gáy là chìa khóa giúp bạn giải tỏa cơn đau…
Ngủ dậy đau đầu sau gáy là một trải nghiệm khó chịu mà nhiều người gặp…
Khớp vai kêu lục cục là âm thanh bạn có thể nghe thấy khi cử động…
Bị gút ở chân là một trong những biểu hiện ban đầu và phổ biến nhất…
Viêm gân gót chân là một vấn đề thường gặp, gây nhiều phiền toái. XuongkhopHTC…
Viêm gân dạng duỗi ngón cái khiến bạn đau đớn, khó chịu? XuongkhopHTC hiểu rằng cơn…