Đau sau đầu gối chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do căng cơ hoặc viêm khớp. Nhưng trong một số trường hợp, đau phía sau đầu gối là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng.
Theo thống kê, có hơn 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị đau sau đầu gối chân. Người bệnh cần nắm được những triệu chứng cơ bản của đau cơ đằng sau đầu gối để dễ dàng nhận biết.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là xuất hiện những cơn đau sau đầu gối chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Đau tăng lên khi di chuyển khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Hiện tượng sưng phù đầu gối dễ quan sát bằng mắt thường. Hiện tượng này xảy ra do do tích tụ dịch khớp bên trong hoặc xung quanh các khớp, đồng thời đi kèm với tình trạng nóng đầu gối.
Căng cứng đầu gối là biểu hiện của đau cơ sau gối, thường xuất hiện vào buổi sáng. Người bệnh sẽ không thể nhấc chân lên hoặc thực hiện các cử động thông thường.
Đau cơ đằng sau đầu gối sẽ khiến sụn khớp trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Khi di chuyển sẽ có tiếng lạo xạo, gãy nứt bên trong, đặc biệt là lúc leo cầu thang.
Đau cơ sau gối sẽ khiến cho đầu gối yếu dần. Đồng thời, người bệnh còn có dấu hiệu bị tê bì chân.
Nếu đau cơ sau đầu gối xảy ra do chấn thương sẽ gây ảnh hưởng đến phần sụn giữa, sụn trước và sau. Tình trạng này kéo dài dẫn đến khuỵu đầu gối, biến dạng đầu gối nhanh chóng.
Ngoài ra người bệnh có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi.
Chuột rút
Chuột rút ở chân là hiện tượng co thắt cơ có thể kéo dài vài giây đến vài phút, thường xảy ra tại bắp chân, bàn chân, gân kheo hoặc nhóm cơ đùi gần mặt sau đầu gối. Nguyên nhân gây chuột rút có thể do thời tiết, thiếu nước, tập luyện quá sức, thiếu chất dinh dưỡng, đứng quá lâu, mang thai, lão hóa.
Người bị chuột rút nên đặt bàn chân xuống đất hoặc căng duỗi, massage lòng bàn chân để bớt triệu chứng. Bạn có thể bước đi ngắn hơn để giảm căng thẳng cho đầu gối và các cơ xung quanh.
Rách sụn chêm
Sụn chêm giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn. Tuy nhiên, một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến rách hoặc vỡ sụn chêm. Cơn đau do vết rách xuất hiện sau 2-3 ngày, dấu hiệu nhận biết như đầu gối đau và sưng, đau khi ấn tay vào khe khớp gối, khó đi lại, khó co duỗi.
Khi rách sụn chêm, bác sĩ có thể chỉnh định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ sụn khớp gối, khâu hay ghép sụn chêm. Tập thể dục thường xuyên và khởi động nhẹ nhàng trước khi tập, sử dụng giày thể thao vừa vặn, êm ái giúp phòng tránh tình trạng này. Nên dùng lực vừa phải khi vận động, không chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.
Hội chứng đau xương bánh chè
Xương bánh chè thường nằm ở trên hoặc dưới khớp gối. Hội chứng đau xương bánh chè còn gọi là chấn thương đầu gối khi chạy, xảy ra khi cơ hông và cơ lõi yếu dẫn đến căng cứng và xương bánh chè bị lệch hướng, cọ xát vào xương đùi, gây ra cơn đau âm ỉ, đau nhức phía sau đầu gối.
Để giảm đau và hạn chế chấn thương, bạn nên điều chỉnh cường độ chạy phù hợp, vừa sức, khởi động bằng cách đi bộ nhanh. Sau khi chạy, thực hiện thêm các bài tập giãn cơ nhằm tăng cường sức mạnh. Người bị đau và sưng đầu gối nhẹ có thể khắc phục bằng chườm đá, dùng thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen, naproxen.
Căng cơ đùi sau gây đau sau đầu gối chân
Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt quá ngưỡng chịu đựng. Trong đó, căng cơ đùi sau thường xảy ra nhiều do vận động mạnh, lao động nặng hoặc tập luyện thể thao với cường độ cao. Triệu chứng đau ở phía sau đầu gối, nhất là chơi các môn thể thao như đá bóng, nhảy cao.
– Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.
– Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào, bia, rượu, nước ngọt có ga,…
– Tập thể dục thể thao đều đặn. Lựa chọn những mốn thể thao phù hợp với thể trạng, không tập quá sức. Khởi động kỹ trước khi tập.
– Khám sức khỏe định kỳ.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…