Tình trạng đau nhức bả vai và cánh tay trái hoặc phải khá phổ biến, không chỉ làm giảm hiệu quả công việc, mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong cả những thao tác cơ bản như mặc quần áo, nấu ăn, lái xe… Những cơn đau nhức này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn: căng cơ do lạm dụng vai, cánh tay quá mức; chấn thương ở vai, cổ; bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân…
Bả vai và cánh tay trái bị đau nhức không phải bệnh lý mà là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nên, khi cảm giác đau nhức kéo dài, không thuyên giảm (dù đã nghỉ ngơi, không dùng sức ở vai và cánh tay), người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó mới có thể xác định chính xác cơn đau này do đâu và mức độ nguy hiểm như thế nào?
Những ai dễ gặp phải tình trạng đau nhức bả vai và cánh tay?
Những người làm công việc văn phòng phải ngồi lâu và lặp đi lặp lại cùng một động tác (ví dụ gõ bàn phím,…).
Người thường xuyên vận động cánh tay liên tục do tính chất công việc như: vận động viên thể thao cầu lông, vận động viên bóng chuyền, tài xế lái xe, diễn viên múa…
Người trung niên với hệ cơ, xương, khớp dần lão hóa.
Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
Biểu hiện của đau nhức bả vai và cánh tay
Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng đau bả vai và cánh tay có thể kèm theo các biểu hiện khác. Sau đây là những biểu hiện phổ biến:
Xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng vai, gáy, lưng;
Đau nhức bả vai, cơn đau có thể lan xuống phần trên 2 cánh tay;
Cử động đầu khó khăn vì cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và phần vai gáy, bả vai đau nhức không đưa lên cao được;
2 cánh tay hoặc thậm chí là các ngón tay có cảm giác tê bì, mất cảm giác, khó cầm nắm đồ vật;
Một số trường hợp người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, rối loạn chức năng hệ thần kinh, đi không vững;
Có triệu chứng đau nhức, tê liệt dây thần kinh;
Suy giảm chức năng của bả vai, cánh tay, hạn chế phạm vi chuyển động. Lực tay yếu, khó hoặc không thể nâng được vật nặng.
Nguyên nhân gây đau nhức bả vai và cánh tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay. Bao gồm:
1. Vận động sai tư thế
Trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, có thể bạn đã vận động, sử dụng bả vai và cánh tay quá mức. Đôi khi, bạn nằm hoặc ngồi làm việc quá lâu, không đúng tư thế,… Những hành động này có thể gây co cứng các cơ vùng cổ – gáy, khiến máu lưu thông kém, không đủ nuôi dưỡng các cơ, xương và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng bả vai và cánh tay bị đau nhức.
2. Các bệnh lý về xương khớp
Nếu mắc các bệnh lý về cột sống, người bệnh cũng dễ bị đau nhức bả vai và cánh tay. Các bệnh cột sống thường gặp là:
Thoái hóa đốt sống cổ và hẹp ống sống: Ở người lớn tuổi, các đĩa đệm của đốt sống cổ bị thoái hóa, bắt đầu phình ra. Các đĩa đệm dần khô và cứng hơn, các đốt sống di chuyển gần nhau hơn, cơ thể hình thành thêm gai xương quanh đĩa để củng cố sức chịu đựng của đĩa đệm đối với các vận động của cột sống. Tuy nhiên, các gai xương này lại gây thu hẹp khoảng trống nơi rễ thần kinh thoát ra, gây chèn ép các rễ thần kinh, dẫn tới triệu chứng đau bả vai và cánh tay;
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đĩa đệm có phần nhân dạng gel. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng và vỡ thì nhân đệm thoát ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh và dẫn đến tình trạng đau từ bả vai xuống cánh tay. Cơn đau cảm nhận rõ rệt nhất khi chúng ta nâng, đẩy vật nặng hoặc khi thực hiện các động tác xoay vặn.
3. Rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép
Tình trạng đau nhức bả vai và cánh tay có thể xảy ra nếu tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép, gây tê liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác. Một số tác nhân gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống là: U tủy cổ, lao, viêm màng nhện tủy cổ,…
4. Các nguyên nhân khác
Triệu chứng đau nhức bả vai và cánh tay còn có thể do các tổn thương sau:
Xương đòn bị gãy: Nếu bị ngã, xương đòn của bạn sẽ bị gãy, gây triệu chứng đau vai và cánh tay. Chấn thương này thường gặp ở người đi xe đạp, bị ngã rơi ra khỏi xe;
Gãy xương bả vai: Sự cố này thường do các chấn thương tương đối mạnh, khiến người bệnh đau nhiều;
Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch thường nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Bao hoạt dịch có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp, gân, da, từ đó giúp cho ta cử động trơn tru, dễ dàng hơn. Bao hoạt dịch khi bị viêm sẽ sưng, cứng và đau, gây triệu chứng đau bả vai và cánh tay;
Chấn thương vai hoặc khớp cùng vai đòn: Xương đòn và xương bả vai được kết nối bằng dây chằng. Nếu xảy ra chấn thương ở vai, các dây chằng có thể bị kéo căng và rách, gây đau đớn cho người bệnh;
Chấn thương vòng bít xoay: Vòng bít xoay gồm 4 gân và cơ bao quanh khớp vai. Khi chơi thể thao, lặp lại 1 động tác trong thời gian dài, vòng bít xoay có thể bị chấn thương, gây đau khi chuyển động vai, thậm chí dẫn tới mất các chuyển động vai mạn tính. Chấn thương này hay gặp ở thợ mộc, vận động viên, họa sĩ,…;
Các nguyên nhân khác: Va đập gây chấn thương, viêm gân, viêm đám rối thần kinh cánh tay, đau sau khi mắc bệnh zona, đau sau khi phẫu thuật, viêm quanh khớp, loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, bệnh túi mật, bệnh phổi, viêm phế quản,…
Cách điều trị đau nhức bả vai và cánh tay
Trong trường hợp đau nhức bả vai và cánh tay do lao động quá sức hoặc chấn thương phần mềm thì người bệnh chỉ cần điều trị và nghỉ ngơi đúng theo hướng dẫn là sức khỏe sẽ hồi phục. Còn nếu nguyên nhân gây đau xuất phát từ những bệnh lý xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, thoát vị,… thì bệnh nhân cần được chẩn đoán, điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, khô cứng khớp,… Các phương pháp điều trị gồm:
1. Nghỉ ngơi kết hợp chườm lạnh/ chườm nóng
Khi bị đau nhức bả vai và cánh tay, người bệnh nên hạn chế cử động và tích cực nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi. Trong nhiều trường hợp, những chấn thương nhẹ do căng cơ hoặc bầm tím có thể tự lành, không cần dùng thuốc hoặc chủ động chăm sóc quá nhiều. Bệnh nhân chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi, giúp thư giãn các cơ bắp, dây chằng, sụn đệm vùng bả vai. Đồng thời, người bệnh cũng có thể áp dụng chườm lạnh và chườm nóng để giảm nhanh các triệu chứng.
2. Điều trị vật lý trị liệu
Nhìn chung, các cơn đau nhức ở bả vai và cánh tay chủ yếu do thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm gây nên. Đối với tình trạng này, điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau:
Điều trị cơ
Sóng siêu âm
Điện xung
Công nghệ sóng xung kích Shockwave
Nhiệt trị liệu…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được các chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn thực hành một số bài tập được thiết kế chuyên biệt, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục tổn thương ở vai và có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Cách điều trị đau nhức bả vai và cánh tay trái hiệu quả cao
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Tại sao bạn nên điều trị đau nhức bả vai tại HTC
Đặc biệt sử dụng các giải pháp khoa học. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
Tiết kiệm thời gian: Mỗi buổi điều trị 60-90 phút. 1 tuần điều trị tối đa 3 buổi. Vì vậy bệnh nhân không cần nghỉ làm
Hiệu quả nhanh: Bệnh nhân cảm nhận hiệu quả ngay sau 1-3 buổi điều trị.
Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
Chi phí hợp lý, minh bạch
Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân
Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.
PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838