Đau khuỷu tay thứ phát do xương vừng trên ròng rọc đang được phát hiện với tần số ngày càng tăng trong thực hành lâm sàng do sự gia tăng thói quen tập luyện thể chất và sử dụng các máy tập thể dục. Xương vừng trên ròng rọc là tên gọi của một xương nhỏ phụ xuất hiện ở khuỷu tay sau được thấy ở một số trường hợp. Xương nhỏ phụ này thường được tìm thấy gần mỏm khuỷu. Người ta cho rằng các xương phụ như xương vừng trên ròng rọc giúp làm giảm sự ma sát và áp lực của dây chằng khi chúng đi gần khớp. Các xương phụ tương tự cũng được tìm thấy ở bàn chân, bàn tay và cổ tay.
Đau khuỷu tay thứ phát do xương vừng trên ròng rọc được đặc trưng bởi nhạy cảm đau và đau mặt sau khuỷu tay. Bệnh nhân thường cảm giác như có sỏi ở khuỷu tay và có thể có cảm giác kêu cọt kẹt khi gấp và duỗi khuỷu tay. Đau tăng lên khi thực hiện các động tác đòi hỏi phải gấp và duỗi khuỷu nhiều lần hay vung mạnh tay qua đầu. Xương vừng trên ròng rọc thường liên quan đến các vật thể lỏng lẻo tại khớp khuỷu và có thể đi kèm với viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu.
Khi khám lâm sàng, có thể gây đau bằng cách ấn lên xương vừng trên ròng rọc. Ngược lại với viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu, nhạy cảm đau nằm trên bao hoạt dịch mỏm khuỷu; khi có xương vửng trên ròng rọc, vùng nhạy cảm đau nhất nằm ngay trên mỏm khuỷu. Người khám có thể phát hiện cảm giác cót két, lạo xạo hay bị kẹt lại khi gấp hoặc duỗi khuỷu tay.
Chụp X quang thường quy được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có xương phụ trên ròng rọc để loại trừ các nứt gãy xương và xác định các xương phụ có thể bị viêm. Chụp X quang thường quy cũng phát hiện được các vật thể lỏng lẻo hay chuột khớp thường thấy ở bệnh nhân bị đau khuỷa tay thứ phát có liên quan đến xương vừng trên ròng rọc. Dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể kháng thân.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp khuỷa được chỉ định nếu có nghi ngờ khớp mất vững, khối, u tiềm ẩn để làm rõ thêm chẩn đoán. Chụp cắt lớp xạ hình xương có thể hữu ích trong việc xác định các gãy xương do mỏi hoặc các khối u ở khuỷa tay và đầu dưới xương cánh tay mà có thể bị bỏ sót trên phim chụp X quang thường quy.
Các bệnh lý nguyên phát của khuỷa tay, bao gồm bệnh gout và gãy xương kín, có thể biểu hiện đau và khuyết tật chức năng tương tự như khi có xương vừng trên ròng rọc. Bệnh lý chèn ép dây thần kinh, chằng hạn như hội chứng đường hầm xương trụ, cũng có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán, viêm bao hoạt dịch, viêm gân và viêm mỏm trên lôi cầu của khuỷa tay có thể đi kèm với xương vừng trên ròng rọc. Các bệnh lý như viêm xương sụn tách, bệnh Panner và u sụn màng hoạt dịch cũng có thể biểu hiện tương tự như đau liên quan đến xương vừng trên ròng rọc. Các khối u nguyên phát và di căn của khuỷa tay có thể biểu hiện bằng một cách tương tự như đau khuỷa do có xương vừng trên ròng rọc.
Đau khuỷu tay liên quan đến xương vừng trên ròng rọc là hội chứng nên được điều trị càng sớm càng tốt, mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng teo cơ, bại liệt tay nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Với tình trạng đau khuỷu tay, các bác sĩ HTC, có tay nghề cao, giàu kinh sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị dựa vào hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại:
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…