Lâu nay, đau khớp gối vẫn là chuyện của những người lớn tuổi. Nhưng bệnh lý này đang xảy ra ngày càng nhiều ở người trẻ, trong đó đau khớp gối ở tuổi 30 là không hề hiếm gặp.
Thông thường, quá trình lão hóa sẽ kéo theo đau khớp gối, thoái hóa khớp gối khi tuổi ngày càng cao. Nhưng những người chỉ mới ở độ tuổi 30 đã gặp phải tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Chấn thương là vấn đề dễ gặp phải trong cuộc sống với bất cứ ai, chẳng hạn như do tham gia giao thông, lao động hay thậm chí là tập luyện thể thao. Chấn thương ở vùng đầu gối nếu xảy ra bạn cần lưu ý chữa trị vì hậu quả sau đó là khả năng để lại di chứng đau khớp gối, ngay cả khi chấn thương nhanh chóng được khắc phục.
Khớp gối là cơ quan khớp lớn nhất, quan trọng nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất. Do đó, sau chấn thương khớp gối thường suy yếu, không còn giữ nguyên được sức khỏe hay khả năng vận động như ban đầu. Trong khi tuổi 30 là độ tuổi bạn thường xuyên phải vận động mạnh hay làm việc nặng. Đây là nguyên nhân có thể kích hoạt cơn đau khớp gối xuất hiện.
Nhiều người không quan tâm, lưu ý nhưng nếu bạn thường xuyên duy trì các tư thế xấu trong công việc cũng như sinh hoạt cũng sẽ khiến khớp gối bị đau nhức dù bạn bao nhiêu tuổi. Đau khớp gối là tình trạng này thường xảy ra với những người làm công việc văn phòng hay công nhân làm việc theo kiểu băng chuyền.
Tư thế xấu bao gồm việc đứng quá lâu một chỗ hay ngồi bắt chéo chân lên nhau trong thời gian dài sẽ khiến khớp gối chịu nhiều áp lực. Lúc này dịch nhầy bảo vệ khớp có xu hướng giảm dần dẫn đến khớp gối dễ bị thoái hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho đau nhức khởi phát.
Tình trạng đau khớp gối ở tuổi 30 cũng dễ gặp ở những người phải làm công việc nặng nhọc hay thường xuyên mang vác nặng.
Do khớp gối là bộ phận chống đỡ sức nặng của cơ thể nên nếu bạn không kiểm soát cân nặng cơ thể để bị thừa cân, béo phì sẽ dẫn đến nguy cơ đau khớp gối dù ở độ tuổi nào.
Thừa cân, béo phì gây nhiều áp lực cho khớp gối cũng như cột sống. Khớp gối nhanh chóng suy yếu nếu phải chịu nhiều áp lực dồn nén dẫn đến tình trạng đau nhức thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi vận động hay di chuyển nhiều.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, bao gồm cả xương khớp. Dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt/xấu đến khớp gối, chẳng hạn như nếu không bổ sung đầy đủ lượng dinh dưỡng mà cơ thể cần, nhất là canxi và vitamin D sẽ dẫn đến xương khớp suy yếu. Khi sụn khớp không được cung cấp dưỡng chất để tái tạo, rất dễ dẫn đến suy thoái.
Đau khớp gối ở người trẻ xảy ra ngày càng phổ biến một phần từ thói quen ăn uống thiếu khoa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp.
Bạn sẽ dễ dàng mắc phải tình trạng đau khớp gối nếu như bạn đang sống chung với các bệnh lý về cơ xương khớp. Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau khớp gối bao gồm:
Tình trạng đau khớp gối ở tuổi 30 nếu sớm thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân thì việc điều trị sẽ không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu chủ quan để tình trạng đau nhức kéo dài có thể khiến các vấn đề nghiêm trọng phát sinh, cản trở quá trình trị liệu.
Việc sử dụng thuốc sẽ là phương án hàng đầu được bác sĩ yêu cầu trong khắc phục tình trạng đau khớp gối ở tuổi 30. Mục tiêu chính của việc dùng thuốc là tập trung vào cải thiện triệu chứng để giúp người bệnh vận động được dễ dàng hơn.
Các loại thuốc Tây y
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
Khi các loại thuốc uống hay thuốc điều trị tại chỗ không thể đáp ứng được triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tiêm. Corticoid là loại thuốc tiêm được dùng phổ biến nhất, dùng để tiêm trực tiếp vào khớp gối.
Dù là thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ hay thuốc tiêm thì bạn cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Cần dùng thuốc theo đúng kế hoạch. Không tự ý ngưng thuốc, đổi liều khi bác sĩ chưa yêu cầu.
Thuốc Y học cổ truyền điều trị đau khớp gối
Cùng với xu hướng quay trở về với những giá trị truyền thống của dân tộc các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm đau khớp gối ngày càng được xem trọng, trở thành lựa chọn của đông đảo người bệnh. Trong đó, phải kể đến bài thuốc đặc trị xương khớp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng song song với việc dùng thuộc nhằm mục đích nâng cao tác dụng điều trị. Khi bị đau khớp gối ở tuổi 30, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện một số liệu pháp như:
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định các liệu pháp khác như: siêu âm, sóng ngắn, điện trị liệu, chiếu đèn hồng ngoại… Vật lý trị liệu thường có tác dụng cải thiện nhanh chóng chức năng vận động khi khớp gối đang bị đau nhức.
Phương án phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định khi có sự cộng hưởng của các vấn đề sau:
Đối với những người đang ở độ tuổi 30, phẫu thuật thường được chỉ định để sửa chữa khớp gối bị tổn thương. Bác sĩ sẽ lấy phần sụn bị hư hại ra ngoài và thêm sụn lành lấy từ các vị trí khác vào khớp gối.
Riêng đối với việc thay khớp gối nhân tạo cho đối tượng người bệnh 30 tuổi thường rất hạn chế. Chỉ thực hiện trong những trường hợp thật sự cần thiết. Bởi tuổi thọ của khớp nhân tạo thường chỉ kéo dài khoảng 15 – 20 năm. Chính vì thế người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ phải phẫu thuật nhiều lần. Điều này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm phát sinh.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…