Đau kheo đầu gối là loại chấn thương khá phổ biến và đặc biệt nguy hiểm. Bệnh nhân bị chấn thương gân kheo có thể sẽ hoàn toàn mất đi khả năng vận động nếu không được điều trị kịp thời.
Đau kheo đầu gối là tình trạng cơ vùng sau đùi bị rách hoặc kéo giãn quá mức, có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính do va chạm, té ngã đột ngột trong quá trình vận động. Đây là bệnh lý hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở vận động viên và những người có tiền sử tổn thương dây chằng đầu gối trước đó.
Các cơ vùng sau đùi là một phức hợp cơ gân nhỏ, phẳng, mỏng, hình tam giác, nằm ở một góc bên phía sau đầu gối, cùng với dải xương chậu, tạo thành hệ cơ bên của khớp gối. Đây là cơ duy nhất ở khoang sau cẳng chân, là cơ đơn khớp và không ảnh hưởng đến khớp cổ chân.
Hầu hết các chấn thương cơ gân kheo đều liên quan nhiều đến các hoạt động chạy nhảy, đặc biệt là khi người bệnh di chuyển với tốc độ cao ngay từ khi bắt đầu xuất phát (bóng đá, bóng rổ, điền kinh…) hoặc dừng lại quá đột ngột khi đang chạy nhanh. Khi thực hiện các hoạt động này, cơ gân kheo bị kéo và căng quá mức, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ bị đứt hoặc rách, dẫn đến chấn thương.
Một số bệnh nhân do không quen với cường độ tập luyện yoga cũng có thể gặp phải đau kheo đầu gối. Bên cạnh đó, người vận động viên thể dục thể thao của các bộ môn như: khiêu vũ, trượt băng, cử tạ… cũng là người đối tương có nguy cơ đau kheo đầu gối cao. Nam giới và nữ giới trong trường hợp này có tỉ lệ chấn thương ngang nhau.
Khi có tình trạng chấn thương xảy ra, các múi cơ rất dễ xuất hiện những vết rách, gây ra cơn đau khó chịu cho người bệnh và suy giảm khả năng vận động thấy rõ… Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau kheo đầu gối kheo như:
– Tuổi tác: Người lớn tuổi thường dễ chấn thương cơ gân kheo hơn so với người trẻ
– Người đã từng bị chấn thương trước đó sẽ có nguy cơ cao hơn người khỏe mạnh
– Người có tình trạng chèn ép dây thần kinh ở lưng dưới
– Những người hoạt động thể thao quá mức, cường độ lớn trong thời gian dài.
– Người thường xuyên mệt mỏi và có sức khỏe kém, suy nhược cơ thể.
Có thể nói đau kheo đầu gối mang tính chất nguy hiểm cao. Do đó nếu bạn gặp phải hiện tượng đau gân kheo kèm theo các triệu chứng bất thường thì cần đến ngay tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị. Tùy thuộc vào mức độ của chấn thương nặng hay nhẹ mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau:
Giảm đau bằng biện pháp chườm đá tạm thời;
Sau khi có kết quả chẩn đoán là bị chấn thương dẫn đến đau gân kheo cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, không vận động mạnh tránh trường hợp làm nghiêm trọng thêm chấn thương;
Dùng băng quấn vào khu vực bị thương để hạn chế sưng, đồng thời nâng cao chân lên bằng cách đặt một chiếc gối nhỏ ở dưới đùi;
Khi đã vận dụng những biện pháp trên nhưng cơn đau không thuyên giảm, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc paracetamol để khắc phục triệu chứng đau;
Nếu chấn thương quá nghiêm trọng, ví dụ như rách toàn bộ cơ gân kheo thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật;
Có thể sẽ phải mất khoảng 6 – 8 tuần để vết thương hồi phục. Người bệnh sau đó kết hợp cùng các bài tập vật lý trị liệu, giãn cơ để nhanh chóng lấy lại khả năng vận động linh hoạt cho kheo chân.
Bên cạnh điều trị cải thiện triệu chứng đau gân kheo thông qua xử lý chấn thương, bạn cũng cần đề phòng nguy cơ gặp phải tình huống này trong tương lai bằng những cách sau đây:
– Khởi động kỹ càng trước khi chơi thể thao và thực hiện đúng động tác. Không nên chơi gắng sức mà cần biết kết hợp nghỉ ngơi hợp lý;
– Áp dụng các động tác giãn cơ bao gồm cả trước và sau khi tập luyện;
– Tăng cường sức mạnh cơ bắp ở các vùng như lưng dưới, xương chậu và vùng đùi nhằm cân bằng hệ cơ bắp.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…