Khi bạn ấn lên các đầu xương bàn chân và thấy đau có thể bạn đang bị đau xương đốt bàn chân. Để hiểu rõ về bệnh lý này hãy cùng HTC tìm hiểu qua bài viết sau.
Cùng với viêm xương vừng, chứng đau nhức xương đốt bàn chân là một tình trạng đau phần trước bàn chân, bệnh có ngày càng gặp nhiều trên lâm sàng do cư hướng tăng thói quen chạy bộ và chạy đường dài. Chứng đau nhức này có đặc điểm là nhạy cảm đau và đau trên các đầu xương đốt bàn chân. Bệnh nhân thường cảm thấy như thể mình đang đi bộ cùng với một viên đá trong giày.
Đau tăng lên khi đứng lâu hoặc đi bộ dường dài và càng trầm trọng hơn nếu đi giày hoặc đệm giày không phù hợp. Thông thường một bệnh nhân mắc chứng này phát triển mô sẹo cứng trên đầu xương bàn ngón thứ 2 và 3 do họ cố gắng chuyển trọng lượng cơ thể ra khỏi đầu xương bàn ngón 1 để giảm đau. Mô sẹo này làm làm tăng áp lực lên các đầu xương đốt bàn chân, làm trầm trọng thêm triệu chứng đau và làm hạn chế vận động.
Xem thêm: Cách điều trị viêm xương vừng bàn chân
Trên thăm khám lâm sàng, đau có thể được tái lại bằng cách ấn lên các đầu xương đốt bàn chân. Mô sẹo thường xuất hiện trên đầu xương đốt bàn ngón thứ hai và thứ ba và có thể phân biệt với mụn cơm ở gan bàn chân bởi khi loại bỏ lớp trên cùng của mô sẹo sẽ không thấy sự tắc nghẽn mạch máu dưới dạng các đốm đen nhỏ.
Bệnh nhân mắc chứng này thường có dáng đi giảm đau khi nỗ lực giảm trọng lượng phải chịu trong pha tĩnh của bước đi. Nếu xuất hiện tình trạng lỏng lẻo dây chằng và dẹt vòm ngang bàn chân sẽ làm cho bệnh nhan xòa ra.
Chụp X quang thường quy được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân mắc chứng đau xương đốt bàn chân để loại trừ các gãy xương và xác định viêm xương vừng. Dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm, bao gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) các xương đốt bàn chân nếu nghi ngờ về khớp mất vững, khối hay u tiềm ẩn. Chụp cắt lớp xạ hình xương rất hữu ích trong việc xác định gãy xương do mỏi có thể bị bỏ sót trên X quang thường.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Các bệnh lý nguyên phát của bàn chân bao gồm bệnh gout và gãy xương ẩn, có thể giống về tính chất đau và khiếm khuyết chức năng như trong đau xương đốt bàn chân. Bệnh lý chèn ép thần kinh như hội chứng ổng cổ chân, viêm bao hoạt dịch, viêm mạc giữ gan bàn chân có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán. Viêm bao hoạt dịch, viêm mạc giữ gan bàn chân có thể đi kèm với viêm xương vừng.
Trong một vài trường hợp, các xương vừng xuất hiện ở dưới đầu xương đốt bàn chân và phát triển viêm gọi là viêm xương vừng. Viêm xương vừng là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau phần trước bàn chân và có thể phân biệt với đau xương đốt bàn chân do thực tế đau xương đốt bàn chân tập trung ở trên các đầu xương đốt bàn và không lan khi bệnh nhân chủ động gập các ngón chân như trong viêm xương vừng. Các cơ của khớp đốt bàn chân và các gân gắn của chúng dễ bị chấn thương, hao mòn và rách do hoạt động quá mức và hoặc sai tư thế, góp phần gây đau phần trước bàn chân. Các khối u nguyên phát và di căn của bàn chân cũng biểu hiện tình trạng tương tự như viêm khớp giữa bàn chân.
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoái hóa, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý thần kinh, bệnh lý cột sống…
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…