Khớp gối

Đầu gối có gai- Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nhiều người cho rằng sự phát triển của gai xương ở đầu gối chỉ gây đau nhức khi đi lại, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển. Thực tế, hiện tượng đầu gối có gai có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường hơn nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu.

Đầu gối có gai là gì?

Đầu gối có gai là thuật ngữ được dùng để chỉ những gai xương hình thành ở khớp gối bị tổn thương, thường liên quan đến thoái hóa. Sự xuất hiện của gai xương có thể xem là cách cơ thể ứng phó với quá trình bào mòn sụn khớp, hỗ trợ ổn định khớp gối bị thoái hóa nhưng có nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp.

Về cơ bản, các gai này có thể hình thành ngay từ giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những mẩu xương thừa này chỉ xuất hiện trên phim X-quang khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Gai xương phát triển mạnh vào giai đoạn 3 và có nguy cơ gây biến dạng đầu xương trong trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn 4.

Ngoài ra, so với thoái hóa khớp gối, gai xương thường hiếm khi xảy ra ở những khớp gối bị viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng của bệnh đầu gối có gai

Tùy vào mức độ phát triển của gai xương mà người bệnh có thể có hoặc không bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện của đầu gối có gai thường là:

1. Đau nhức gối khi đứng lên

Mỗi khi đứng lên, đặc biệt là lúc chuyển tư thế từ ngồi xổm sang đứng lên thì khớp gối trở nên đau nhức. Người bị gai khớp gối không nên ngồi xổm để không tạo áp lực và làm tổn thương đầu gối. Hơn nữa, nếu ngồi lâu sẽ bị cứng khớp gối dẫn đến khó đi lại hay cử động.

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc đi cầu thang là thực trạng thường gặp ở những người cao tuổi. Triệu chứng này phản ánh cấu trúc khớp đang gặp tổn thương nghiêm trọng, phần lớn do thoái hóa khớp gối. Nếu không điều trị và chăm sóc…

2. Đau khi đi cầu thang

Lên xuống cầu thang khiến khớp gối phải chịu lực lớn hơn so với bình thường, 2 chân sẽ thay nhau chịu lực, do vậy mỗi khi đi cầu thang thì trọng lượng sẽ đổ dồn về một bên chân. Điều này khiến khớp gối trở nên đau nhức hơn.

3. Đau khi co duỗi chân

Phần sụn bị mài mòn dẫn đến phát triển gai xương, chính vì thế mỗi khi co duỗi chân sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo và kèm theo cảm giác đau nhức.

4. Cứng khớp

Cứng khớp xảy ra khi lượng canxi tập trung về một chỗ nhiều hơn so với bình thường. Điều này thường xảy ra vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Một vài trường hợp bị nặng hơn thì sẽ khó vận động hoặc mất đi sự linh hoạt.

5. Khớp gối sưng tấy

Khi các gai xương hình thành sẽ khiến tràn dịch khớp gối, dẫn đến sưng tấy, phù nề tại khớp gối và làm cho người bệnh khó khăn khi di chuyển.

6. Tê bì, mất cảm giác

Gai khớp gối khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây ra cảm giác tê bì, thậm chí là mất cảm giác ở chân và không đi lại được.

Cựa xương xuất hiện cản trở cử động của khớp gối, gây khó khăn cho người bệnh trong việc di chuyển, đứng/ngồi và thực hiện các công việc thường ngày. Do đó, cần tìm ra nguyên nhân hình thành gai xương ở đầu gối để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, đảm bảo cuộc sống cho bệnh nhân.

1. Thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự phát triển của gai xương là thoái hóa khớp gối. Bệnh thoái hóa khớp “ăn mòn” lớp sụn, để lộ đầu xương, kích thích gai xương khớp gối phát triển. Căn bệnh này không chỉ thúc đẩy quá trình gai hóa xương đầu gối, mà còn có thể phá vỡ toàn bộ cấu trúc khớp gối, dẫn đến liệt chi nếu không được chữa trị đúng cách

2. Bệnh viêm khớp tự miễn

Nhóm bệnh viêm khớp tự miễn, điển hình như viêm khớp dạng thấp là hậu quả của tình trạng rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, các tế bào miễn dịch phóng thích ra lượng lớn chất gây viêm (cytokines) tự tấn công chính khớp xương khỏe mạnh của cơ thể, dẫn đến phản ứng viêm tại khớp. Dưới sự bào mòn của các yếu tố gây viêm, sụn và xương dưới sụn sẽ không còn giữ được cấu trúc ban đầu, dần dần mọc lên những gai xương để bù đắp cho phần xương đã mất.

3. Chấn thương

Một số chấn thương phổ biến ở đầu gối, bao gồm: đứt dây chằng chéo trước (ACL), rách sụn chêm và trật khớp bánh chè làm tăng nguy cơ tổn thương sụn và thoái hóa khớp gối trong tương lai. Khi sụn khớp bị hư hỏng, bệnh thoái hóa khớp gối khởi phát, bệnh gai khớp gối sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

4. Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh đầu gối có gai

Ngoài ra, người bệnh bị gai xương khớp gối còn có thể là do chịu tác động của những yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Lão hóa cơ thể.

  • Lạm dụng đầu gối quá mức (như chạy hoặc nhảy nhiều trong thời gian dài).

  • Di truyền.

  • Ăn kiêng sai cách dẫn đến thiếu chất.

  • Thừa cân/béo phì.

  • Bệnh xương bẩm sinh, phổ biến là bệnh còi xương.

  • Hẹp ống sống.

                                            Béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa, mọc gai xương ở đầu gối

Trong tất cả các nguyên nhân kể trên, mất sụn, hư hại xương dưới sụn do viêm khớp gối, thoái hóa khớp là nguồn cơn chính dẫn đến đầu gối có gai.

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
  • Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
  • Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG ĐẦU GỐI CÓ GAI TẠI HTC

  • Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
  • Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
  • Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
  • Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTCvật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
  • Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người

Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng

Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

 INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
  • SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
  • HOTLINE: 096.369.1010 

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

21 giờ ago

3 ngày ago

5 ngày ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago