Đau gân sau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do căng cơ hoặc viêm khớp. Nhưng trong một số trường hợp, đau phía sau đầu gối là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng.
Chuột rút ở chân là hiện tượng co thắt cơ có thể kéo dài vài giây đến vài phút, thường xảy ra tại bắp chân, bàn chân, gân kheo hoặc nhóm cơ đùi gần mặt sau đầu gối. Nguyên nhân gây chuột rút có thể do thời tiết, thiếu nước, tập luyện quá sức, thiếu chất dinh dưỡng, đứng quá lâu, mang thai, lão hóa.
Người bị chuột rút nên đặt bàn chân xuống đất hoặc căng duỗi, massage lòng bàn chân để bớt triệu chứng. Bạn có thể bước đi ngắn hơn để giảm căng thẳng cho đầu gối và các cơ xung quanh.
Khi chạy bộ, đầu gối là vị trí chịu rất nhiều lực tác động. Do đó, nếu chạy sai tư thế, đế giày cứng, đường cứng thì có thể gây đau gân sau khớp gối
Trong hầu hết trường hợp, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, chườm lạnh, kê cao chân hoặc uống thuốc giảm đau nếu cần. Nếu cơn đau sau vài tuần vẫn không khỏi thì cần đến gặp bác sĩ kiểm tra.
Gân bánh chè ở chân sẽ nối từ xương ống chân đến xương bành chè, tạo thành một phần quan trọng của đầu gối. Viêm gân bánh chè xảy ra khi sợi gân này bị viêm.
Nguyên nhân phổ biến nhất là do các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần hay dùng lực quá nhiều lên đầu gối như bật nhảy. Viêm gân bánh chè có thể gây đau gân sau khớp gối, cơn đau ảnh hưởng đến cả vùng phía sau đầu gối và kèm theo sưng.
Khi đó, việc đầu tiên là phải hạn chế vận động và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Viêm gân bánh chè cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Sụn chêm giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn. Tuy nhiên, một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến rách hoặc vỡ sụn chêm. Cơn đau do vết rách xuất hiện sau 2-3 ngày, dấu hiệu nhận biết như đầu gối đau và sưng, đau khi ấn tay vào khe khớp gối, khó đi lại, khó co duỗi.
Khi rách sụn chêm, bác sĩ có thể chỉnh định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ sụn khớp gối, khâu hay ghép sụn chêm. Tập thể dục thường xuyên và khởi động nhẹ nhàng trước khi tập, sử dụng giày thể thao vừa vặn, êm ái giúp phòng tránh tình trạng này. Nên dùng lực vừa phải khi vận động, không chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.
– Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.
– Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào, bia, rượu, nước ngọt có ga,…
– Tập thể dục thể thao đều đặn. Lựa chọn những mốn thể thao phù hợp với thể trạng, không tập quá sức. Khởi động kỹ trước khi tập.
– Khám sức khỏe định kỳ.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…