Khớp vai

Đau dây chằng bả vai có nguy hiểm không, chữa trị như nào

Cấu trúc dây chằng ở khớp vai rất linh hoạt trong các vận động của cơ thể nhưng cũng là vùng dễ bị tổn thương. Đau dây chằng bả vai thường gặp ở vận động viên thể thao với các biểu hiện như đau vai âm ỉ, khó đưa tay ra sau lưng, đau nhói khi giơ tay lên cao

Tìm hiểu về đau dây chằng bả vai

Cấu tạo của khớp vai bao gồm xương đòn, xương bả vai, chỏm xương cánh tay kết hợp cùng các mô mềm ở vai để tạo nên khớp vai có thể cử động linh hoạt.

Ở nơi giao nhau của các xương tạo nên khớp ổ chảo cánh tay và khớp cùng đòn, trong đó nhiệm vụ giữ các khớp là do dây chằng khớp vai và bao khớp đảm nhiệm.

Để chỏm xương cánh tay có thể treo được vào ổ chảo – cánh tay phải nhờ vào các gân cơ bao quanh khớp vai (còn gọi là chóp xoay) và dây chằng.

     
Dây chằng khớp vai cho phép cánh tay cử động một cách linh hoạt

Trên thực tế, hệ dây chằng của khớp vai (coracohumeral ligament) chỉ có dây chằng quạ cánh tay, có vị trí nằm tự mỏm quạ kéo dài đến bao khớp. Đối với dây chằng ổ chảo – cánh tay (glenohumeral ligaments) lại được tạo thành nhờ vào sự dày lên của bao khớp.

Được đánh giá là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể, dây chằng bả vai giúp cho cánh tay có thể di chuyển một cách tự do và nhẹ nhàng nhưng đây cũng là nguyên do khiến xương vai dễ gặp những tổn thương ở mô mềm.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến đứt dây chằng hay làm chấn thương bả vai có thể xuất phát từ:

  • Khi thực hiện những động tác của khớp có biên độ lớn, đột ngột, hoặc kéo dài.
  • Bao khớp bị mỏng.
  • Khớp ổ chảo – cánh tay bị bất ổn định.
  • Do dây chằng bị lỏng lẻo hoặc có sự thiếu hụt xảy ra.
  • Khi các cơ bắp đảm nhiệm vai trò quanh khớp vai bị yếu đi.

Triệu chứng của đau dây chằng bả vai

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của tình trạng giãn dây chằng vai là các cơn đau nhức tại xương – khớp vai. Mức độ và đặc điểm của các cơ đau là không giống nhau và phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Ví dụ như:

  • Cơ đau âm ỉ từng cơn khi dây chằng bị tổn thương nhẹ. Hoặc đau dữ dội, có thể nhói lên từng cơn trong trường hợp nặng hơn.

  • Các cơn đau nhức có thể giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi.

  • Khi cố gắng chuyển động hoặc mở rộng vai, cánh tay, người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn.

  • Đau mức mạnh khi ấn tay vào các vị trí tổn thương.

  • Đau nhức kéo dài theo thời gian.

  • Các cơn đau từ vai có thể lan dần xuống vùng lưng và cánh tay.

Bên cạnh đó, người bị giãn, chấn thương dây chằng vai cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Vùng vai bị sưng, đau nóng, thâm hoặc bầm tím.

  • Hạn chế các chuyển động tại khớp vai.

  • Khi buông thõng vai, bên vai bị tổn thương dây chằng có xu hướng thấp hơn với vai còn lại.

  • Mệt mỏi, giảm sức.

  • Tê buốt khi thời tiết chuyển lạnh.

  • Có thể bị teo cơ xung quanh khi bệnh lý phát triển nặng và không được điều trị.

Nên làm gì khi bị đau dây chằng bả vai

Đa số người bị giãn dây chằng bả vai có thể tự xoa dịu cơn đau bằng một số phương pháp khắc phục tại nhà đơn giản như:

Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp từ phương pháp chườm lạnh có khả năng khiến các mao mạch nhỏ ở vai co lại, từ đó tạm thời làm giảm lưu lượng máu, oxy cũng như khả năng xuyên mạch của bạch cầu đến đây. Nhờ vậy, các cơn đau nhức cũng như phản ứng viêm sẽ ít phát sinh hơn.

                     
                                      Sử dụng túi chườm chuyên dụng giúp giảm cơn đau nhức ở vai hiệu quả

Tuy nhiên, để tránh xảy ra tình trạng bỏng lạnh, bạn cần lưu ý không để da tiếp xúc trực tiếp với đá. Hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc đá vào khăn dày trước khi áp lên vùng chấn thương. Đồng thời, thời gian chườm lạnh chỉ nên kéo dài 10 – 15 phút và mỗi lần chườm nên cách nhau khoảng 60 phút.

Tập thể dục với cường độ phù hợp

Mặc dù người bị giãn dây chằng bả vai nên hạn chế hoạt động để giảm bớt áp lực tại đây, nhưng một số bài tập nhẹ nhàng trong giai đoạn này có thể giúp xương, khớp linh hoạt hơn. Thêm vào đó, tập thể dục với cường độ phù hợp có khả năng nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó góp phần thúc đẩy dây chằng bả vai mau chóng bình phục.

Lưu ý chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống khoa học có khả năng hỗ trợ cơ thể chống đỡ tình trạng mỏi mệt do các cơn đau nhức ở bả vai hoành hành. Mặt khác, cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành tình trạng tổn thương dây chằng bả vai.

Cẩn thận khi dùng thuốc giảm đau

“Uống thuốc khi bị đau” là quan niệm của hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của thận, dạ dày và gan có nguy cơ tổn hại nghiêm trọng nếu:

  • Người dùng tiêu thụ một lượng lớn thuốc giảm đau.
  • Thuốc được sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Do đó, nếu bạn muốn dùng thuốc để đẩy lui các cơn đau nhức khó chịu, hãy đảm bảo tuân theo đúng chỉ định của các chuyên gia trên nhãn dán của lọ thuốc.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị đau dây chằng bả vai hiệu quả cao tại HTC

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân

Mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm, tê bì, khó chịu cho người bệnh
  • Làm lành tổn thương, tái tạo mô tế bào mới
  • Cấu trúc cơ xương khớp tại vai hồi phục
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

Tại sao bạn nên điều trị đau dây chằng bả vai tại HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Chi phí hợp lý ai cũng có thể điều trị được
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

1 tuần ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

1 tuần ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago