ĐAU ĐẦU GỐI

Đau đầu gối- Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống, điều trị

Tình trạng đột nhiên đau đầu gối thường xuất phát từ những vấn đề sức khỏe xảy ra ngay tại khớp gối hoặc các bộ phận xung quanh. Việc xác định đúng nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng này sẽ giúp người bệnh có biện pháp điều trị hiệu quả.

Đau đầu gối là bệnh gì

Đau đầu gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối). Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.

Đau nhức đầu gối xảy ra rất phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động, khiến người bệnh khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Không chỉ là cơn đau thông thường, đau nhức khớp gối cũng có thể là một sự cảnh báo về các căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau đầu gối

1. Chấn thương dây chằng

Đây là hiện tượng rách dây chằng chéo trước, một trong bốn dây chằng nối xương chày với xương đùi. Chấn thương này đặc biệt phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao yêu cầu thay đổi hướng đột ngột.

2. Rách sụn chêm

Sụn chêm là phần sụn dẻo dai, có tác dụng giảm xóc giữa xương chày và xương đùi. Phần sụn chêm bị rách hoặc kẹt trong khớp nếu đầu gối trẹo sang bên do chịu tác động lực một cách đột ngột.

3. Gãy xương

Các xương đầu gối, bao gồm cả xương bánh chè, có thể bị gãy do ngã hoặc gặp tai nạn, chấn thương. Đặc biệt, ở những người bị loãng xương, đôi khi gãy xương đầu gối có thể bắt nguồn chỉ do bước đi sai tư thế.

4. Viêm gân bánh chè

Tình trạng viêm này gây kích ứng một hoặc nhiều gân, các mô sợi dày gắn cơ với xương. Nó xảy ra khi có chấn thương ở gân xương bánh chè. Những người chạy bộ, đi xe đạp và tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi động tác nhảy có nguy cơ viêm gân bánh chè cao hơn.

5. Trật khớp chè đùi

Đây là tình trạng xương bánh chè trượt khỏi vị trí ban đầu, lệch ra bên ngoài đầu gối do trẹo hoặc chịu tác động lực mạnh, gây đau và sưng đầu gối.

6. Viêm bao hoạt dịch đầu gối

Bao hoạt dịch đầu gối là các túi dịch nhỏ, nằm trên khớp, đệm bên ngoài khớp gối để gân và dây chằng hoạt động nhẹ nhàng trên khớp. Khi gối hoạt động quá mức, hoặc chấn thương như té ngã… có thể gây viêm bao hoạt dịch, dẫn đến sưng và đau đầu gối dữ dội.

8. Thoái hóa khớp gối

Đây là loại viêm khớp gối phổ biến nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu gối ở người sau tuổi 50. Tình trạng này xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hóa dần theo thời gian, làm cho khớp gối bị đau và sưng lên khi cử động.

9. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người, có những trường hợp có thể khỏi mà không cần điều trị.

10. Bệnh Gout và bệnh giả Gout

Khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp sẽ gây ra bệnh Gout, dẫn đến tình trạng đau khớp gối.

Ngoài ra, khi các tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp cũng có thể gây ra các dấu hiệu tương tự như gút (bệnh giả gút). Lúc này, đầu gối là khớp thường bị ảnh hưởng nhất.

11. Viêm khớp nhiễm trùng

Đôi khi, đau đầu gối một bên có thể là do nhiễm trùng, mà không có bất kỳ chấn thương nào trước đó. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là khớp sưng, đỏ, đau và sốt. Viêm khớp nhiễm trùng có thể phát triển nhanh chóng, gây ra tổn thương rộng rãi cho sụn đầu gối. Do đó, nếu bị đau đầu gối kèm theo bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm khớp nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nhận biết triệu chứng đau đầu gối

Những dấu hiệu sau cảnh báo đầu gối của bạn đang gặp vấn đề, mức độ tổn thương thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân chính xác:

– Đau nhức khớp gối

– Sưng rõ, có thể quan sát bằng mắt

– Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm

– Cứng khớp

– Nghe tiếng lạo xạo trong khớp

– Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm

– Mất cảm giác ở đầu gối

– Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối

– Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo: sốt, ớn lạnh.

Cách phòng tránh đau đầu gối

Mặc dù không thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi đau khớp gối nhưng các gợi ý dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa khớp:

– Ngừng tập luyện hoặc thực hiện bất kỳ động tác nào gây đau

– Nếu muốn tăng cường độ tập luyện, hãy thực hiện dần dần

– Tập thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách, khởi động trước khi tập luyện

– Thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, sự dẻo dai của cơ tứ đầu và gân kheo, các cơ ở mặt trước và mặt sau của đùi như aerobic, yoga, bơi lội, đạp xe…

– Nếu bị viêm xương khớp, đau khớp gối mãn tính hoặc chấn thương tái phát, bạn nên chuyển sang các môn thể thao khác như bơi lội… trong ít nhất một tuần

– Duy trì cân nặng lành mạnh, giảm cân nếu cần thiết

– Sử dụng miếng đệm đầu gối nếu làm việc hoặc chơi những môn thể thao cần phải quỳ nhiều

– Mang giày phù hợp với môn thể thao.

Duy trì tập luyện thể thao để bảo  vệ khớp gai

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
  • Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
  • Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG ĐAU KHỚP GỐI TẠI HTC

  • Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
  • Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
  • Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
  • Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTCvật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
  • Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người

Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng

Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

 INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
  • SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
  • HOTLINE: 096.369.1010 
Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago