TIN TỨC

ĐAU CỔ CHÂN KHI CHẠY BỘ

Chạy bộ là một môn thể thao đơn giản phù hợp với nhiều người, giúp cho người chạy cải thiện sức khỏe, giảm cân, tăng cường sức bền,…Tuy nhiên, tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ là tình trạng khá phổ biến và trở thành nỗi lo ngại cho những người tập luyện môn thể thao này.

Hãy cùng HTC tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nếu bạn bị đau cổ chân khi chạy bộ nhé.

Các nguyên nhân gây đau cổ chân khi chạy bộ

1.Chọn giày không phù hợp hoặc không sử dụng giày khi chạy bộ 

Đây là nguyên nhân phổ biến và thường bị người chạy bộ không để ý nhiều. Tuy nhiên việc mang giày khi chạy bộ và chọn giày đúng lại là cách bảo vệ các khớp chân và cổ chân tốt nhất cho người tham gia thể thao, không chỉ ở bộ môn chạy bộ mà còn ở các bộ môn khác

Khi không đeo giày hoặc chọn giày nặng với chân, người chạy bộ dễ gặp phải tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ. Người chạy nên tìm một đôi giày không chỉ cần vừa vặn mà còn phải có thiết kế phù hợp như đế nhẹ, độ bật tốt và không gây áp lực lên chân.

Và một đôi giày quá chật có thể ép các mạch máu, gây tê đau ở bàn chân và cổ chân. Người chạy cũng nên học cách buộc dây giày, vì nếu làm sai cách cũng là yếu tố có thể dẫn đến đau nhức bàn chân và cổ chân khi chạy bộ.

2. Không khởi động hoặc khởi động chưa kỹ khớp cổ chân trước khi chạy bộ. 

Khi chúng ta khởi động kỹ các khớp vùng cổ chân trước khi chạy, sẽ giúp các khớp được làm nóng và làm máu lưu thông đến các cơ quan cơ xương khớp. Khi cơ khớp được linh hoạt hơn cũng sẽ tránh được rất nhiều chấn thương khi chạy bộ. Nếu được các bạn nên thêm phần dãn cơ khớp sau khi chạy nhé.

3. Tuổi tác

Vì là bộ môn đơn giản không cần sử dụng nhiều dụng cụ, nên chạy bộ cũng là một môn thể thao được nhiều người lựa chọn. Nhưng qua tuổi 50 trở đi, nam nữ đều gjawp tình trạng thoái hóa xương khớp. Nên tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ là điều không thể tránh khỏi.

Nếu đam mê bộ môn này, thì bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp qua khẩu phần ăn uống, hoặc nếu bị đau hãy tìm đến chuyên gia bác sĩ để kiểm tra.

4. Bong gân (do bị lật sơ mi cổ chân) gây đay khớp cổ chân khi chạy bộ

Đây là tình trạng dây chằng ở vùng cổ chân bị bị giãn, rách nhẹ hoặc nặng do cổ chân bị bẻ cong (thường gặp ở vận động viên đá bóng hoặc chơi bóng chuyền). Người bị lật sơ mi cổ chân thường thấy chân bị bầm tím, sưng đau.

5. Viêm gân cổ chân (Viêm gân Achilles) và điểm bám gân cổ chân

Viêm gân và điểm bám gân cổ chân xảy ra khi các gân hoặc điểm bám gân ở cổ chân bị tổn thương như những vết rách nhỏ, do kéo giãn lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm và nguy cơ cao gây đứt gân, ảnh hưởng đến chức năng của khớp cổ chân.

6. Trật khớp cổ chân

Tình trạng này xảy ra khi các đoạn xương ở cổ chân bị lệch khỏi vị trí cấu tạo sinh lý bình thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của khớp. Do người chạy quá nhều mà không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

7. Gãy xương cổ chân

Là tình trạng bị nứt gãy của một hoặc nhiều xương ở cổ chân. Với trường hợp ổ gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch, có thể điều trị bằng phương pháp bó bột. Nếu ỗ gãy xương di lệch nhiều ảnh hưởng đến khớp cổ chân thì cần phải can thiệp phẫu thuật.

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu bị đau cổ chân khi chạy bộ 

  1. Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây đau cổ chân.
  2. Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau.
  3. Kê cao chân: Kê cao chân giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông máu.
  4. Tập các bài tập phục hồi chức năng: Các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cổ chân.
  5. Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau tạm thời, nhưng không nên lạm dụng.
  6. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu đau nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

Quy trình khám đau cổ chân tại HTC

Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.

Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.

Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.

Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng

Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

Bác sĩ HTC khám kỹ càng để đánh giá tình trạng bệnh

Cách điều trị hiệu quả đau cổ chân khi chạy bộ KHÔNG TIÊM, KHÔNG DÙNG THUỐC

Tại HTC trước hết bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh là gì? Chi khi xác định chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị triệt để được. Với bệnh lý này  kết quả thu được sau điều trị là:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Chi phí điều trị phù hợp với bất kỳ đối tượng hay ngành nghề nào.

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

HTC đã thành công trong việc chữa Lật cổ chân , khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏiphương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

 

tran dung

Share
Published by
tran dung

Recent Posts

ĐAU CỔ CHÂN KHI CHƠI CẦU LÔNG

Cầu lông là môn thể thao được yêu thích nhờ tính linh hoạt và khả…

2 ngày ago

ĐAU CỔ CHÂN KHI CHƠI GOLF

Đau cổ chân khi chơi golf là một tình trạng không hiếm, đặc biệt với…

1 tuần ago

ĐAU CỔ CHÂN KHI CHƠI TENNIS

Đau cổ chân khi chơi tennis - Cổ chân là một trong những bộ phận…

1 tuần ago

ĐAU CỔ CHÂN KHI CHƠI PICKLEBALL

Đau cổ chân khi chơi Pickleball không chỉ ảnh hưởng đến phong độ thi đấu…

1 tuần ago

ĐAU CỔ CHÂN KHI CHƠI THỂ THAO

Cổ chân là phần nối giữa cẳng chân (gồm xương chày và xương mác) với…

2 tuần ago

ĐAU GỐI KHI CHƠI BÓNG BÀN

Trong quá trình chơi bóng bàn, người chơi thường phải gập gối, hạ thấp trọng…

2 tuần ago