Cẳng chân tennis là thuật ngữ áp dụng đối với những tổn thương cấp tính của hệ thống cơ – gân của cơ bụng chân. Tổn thương này thường xảy ra do bị đẩy mạnh, đột ngột lên vùng cẳng chân. Mặc dù tổn thương này được gọi là cẳng chân tennis do nó thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên tennis; tuy nhiên cẳng chân tennis còn có thể gặp ở những người thợ lặn, vận động viên nhảy xa, người chạy bộ, người chơi bóng rổ. Bệnh gặp nhiều nhất ở nam giới từ 40 đến 60 tuổi.
Cẳng chân tennis thường là hậu quả của một chấn thương cấp tính thứ phát do đột ngột bị đẩy hoặc đá vào vùng bắp chân trong khi đang duỗi đầu gối và bàn chân gấp về phía mu, dẫn tới cơ sinh đôi cẳng chân bị kéo căng tối đa.
Chức năng chính của cơ sinh đôi cẳng chân là gấp cổ chân về phía gan chân, tạo sự ổn định cho đầu gối ở phía sau. Đầu trong của cơ sinh đôi cẳng chân có nguyên ủy ở mặt sau của lồi cầu xương đùi; khi đi xuống phía dưới, nó kết hợp với các cấu trúc cơ- gân của cơ dép để hình thành nên gân Achilles. Các chỗ bám của gân trải rộng khắp bụng cơ sinh đôi, căng gân hoặc đứt gân có thể xảy ra tại những vị trí này.
Ở phần lớn các bệnh nhân, đau trong cẳng chân tennis xuất hiện cấp tính, khá dữ dội và kèm theo một tiếng nổ “pốp” hoặc “tác”. Đau liên tục, dữ dội và khu trú vào vùng bắp chân. Bệnh nhân thường có cảm giác như có một con dao bị mắc ở bụng chân trong. Những bệnh nhân bị đứt hoàn toàn hệ thống cơ-gân của cơ sinh đôi cẳng chân xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, bầm máu hoặc tụ máu có thể lan từ giữa bắp đùi đến cổ chân.
Nếu không sưng quá nhiều, bác sĩ có thể sờ thấy chỗ khuyết ở phía trong bắp chân và sự bất đối xứng rõ rệt khi so sánh với bên không tổn thương. Thầy thuốc có thể gợi lại triệu chứng đau bằng cách gấp thụ động cổ chân về phía mu hoặc cho bệnh nhân gấp cổ chân về phía gan bàn chân chống lại lực cản.
Chụp cộng hưởng từ cẳng chân được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân bị cẳng chân Tennis, cũng như để loại trừ các bệnh lí khác có thể biểu hiện giống với tình trạng này. Siêu âm có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán, nếu thấy dịch giữ cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép thì đó là gợi ý rất có giá trị cho chẩn đoán “cẳng chân tennis”. Siêu âm cũng có thể phát hiện các chỗ khuyết trong hệ thống cơ- gân. Dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung khác, bao gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ lắng hồng cầu và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.
Cẳng chân Tennis thường là một chẩn đoán lâm sàng dựa vào bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, các bệnh lý đi kèm như viêm bao hoạt dịch, viêm gân của đầu gối và ngọn chi do sử dụng quá mức, sai tư thế cũng có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán. Trong một số trường hợp, cần cân nhắc các khối u nguyên phát và thứ phát liên quan tới vùng tổn thương. Bệnh lý dây thần kinh chi dưới thứ phát do chèn ép bới khối máu tụ lớn (đặc biệt ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu) cũng có thể gây khó khăn trong chẩn đoán.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Quy trình khám bệnh cơ xương khớp cần đảm bảo những quy trình, đầy đủ các hạng mục sau đây:
Thăm khám lâm sàng tốt sẽ đưa ra được chuẩn đoán chính xác, đồng thời tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh.
Phòng khám cơ xương khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị hiệu quả cao cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Phòng khám sử dụng kỹ thuật trị liệu BẰNG TAY ĐỘC QUYỀN kết hợp với HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ TÂN TIẾN mang lại hiệu quả đột phá mà không cần dùng thuốc hay xâm lấn. Kết quả đem lại bao gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…