Đánh cầu lông bị đau khớp vai hoàn toàn có thể xảy ra ở người mới bắt đầu hoặc ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì vậy, chuẩn bị kiến thức để xử trí chấn thương vai đúng cách là vô cùng cần thiết, từ đó, giúp người chơi hạn chế cơn đau nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động.
Vai là bộ phận có phạm vi chuyển động lớn nhất so với tất cả các khớp trên cơ thể. Song, điều này đồng nghĩa khớp vai có nguy cơ bị mất ổn định và gặp phải chấn thương rất cao, nhất là khi chơi cầu lông – bộ môn đòi hỏi khả năng chuyển động linh hoạt của vai, cổ tay và cánh tay. Sau đây là 5 nguyên nhân chính gây đau khớp vai khi chơi cầu lông:
Ở những người bắt đầu chơi cầu lông hoặc tự luyện tập tại nhà, đa phần đều mắc lỗi kỹ thuật như xoay và trở cánh tay liên tục, đưa hai tay lên xuống thường xuyên vô thức, khiến bả vai bị tổn thương, hình thành cơn đau cấp hoặc mãn tính. Cùng với đó, nếu không khởi động hay giãn cơ trước và sau khi chơi cầu lông thì nguy cơ đau khớp vai trong tương lai rất cao.
Ở vận động viên chuyên nghiệp có tần suất luyện tập và thi đấu thường xuyên, cường độ vận động lặp đi lặp lại trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cơ chóp xoay vai, gân, dây chằng và ổ khớp bị tổn thương, gây ra đau nhức, khó chịu.
Nhiều trường hợp đánh cầu lông bị đau vai là do sử dụng vợt không phù hợp. Cụ thể, nếu vận động viên chọn vợt quá đầu, điều này gây ra hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai và có thể dẫn đến rách gân chóp xoay. Biểu hiện thường gặp là xuất hiện cơn đau vào ban đêm, đau từ vai đến cổ, mặt ngoài cánh tay và khi nằm nghiêng, bả vai dễ bị nhức, buốt.
Đau vai khi chơi cầu lông còn có nguyên nhân đến từ chấn thương, té ngã khi chạy hoặc va chạm với đồng đội, làm cho vùng vai bị tác động vật lý mạnh, dẫn đến tình trạng đau nhức.
Vận động viên khi mắc phải bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai thì nguy cơ đau bả vai khi đánh cầu lông rất cao. Ngoài ra, nếu người bệnh có tiền sử chấn thương trong quá khứ thì chơi lại cầu lông khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của đau khớp vai khi chơi cầu lông:
Trong hầu hết các trường hợp, đau khớp vai khi chơi cầu lông không phải do các nguyên nhân nghiêm trọng gây ra và có thể suy giảm trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian bị chấn thương, bạn nên dành nhiều thời để gian nghỉ ngơi và tránh vận động vai quá mức nhằm tránh gây đau hoặc làm trầm trọng hơn vùng bị chấn thương.
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để giúp duy trì hoạt động hàng ngày mà không gây thêm tác dụng phụ đau đớn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm đau vai như:
Chườm đá là một trong những phương pháp vừa đơn giản lại vừa an toàn để giúp giảm đau. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc đá gel để chườm lên vai cho vùng chấn thương giảm sưng. Ngoài ra, chườm đá có thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi bị thương, giúp giảm đau và ngăn ngừa vết thương sưng tấy đỏ do giảm lưu lượng máu đến khu vực này.
Sử dụng túi chườm đá để vết thương ở vùng vai được nhanh chóng phục hồi
Để tránh bị tê buốt da, bạn nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên vết thương. Chườm đá trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.
Bạn có thể thực hiện theo bài tập dưới đây để cải thiện tình trạng đau vai của mình:
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơn đau dữ dội kéo dài hoặc gặp tình trạng trật khớp xương vai thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Các loại thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc tiêm vào khớp hoặc phần mềm quanh khớp, có tác dụng giảm đau vai tạm thời. Nhưng, quá trình sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, uống đúng liều, đúng thời gian điều trị, để ngăn ngừa tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, đau dạ dày, tổn thương gan và thận.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…