Cứng khớp vai là một bệnh lý tại khớp vai được đặc trưng bởi tình trạng đau và hạn chế vận động khớp vai, cả vận động chủ động và thụ động. Vận động chủ động là khi bạn tự thực hiện các động tác của khớp vai. Vận động thụ động là khi thầy thuốc thăm khám thực hiện các động tác khớp vai của bạn.
Cứng khớp vai là bệnh gì?
Cứng khớp vai là vai bị cứng, đau và bị giới hạn tầm vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Bạn có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện bệnh cứng khớp vai của mình.
– Cứng khớp vai phát triển theo các giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu, bạn bắt đầu nhận thấy đau vai và thấy khó di chuyển cánh tay hơn bình thường. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 tháng. Trong 4 tháng tiếp theo, vai vẫn rất đau. Bạn có thể di chuyển cánh tay nhưng chỉ một chút.
Trong giai đoạn cuối cùng, vai không còn bị cứng khớp, cơn đau từ từ biến mất, và cánh tay có thể di chuyển trở lại. Giai đoạn này cũng kéo dài khoảng 4 tháng trong hầu hết các trường hợp.
Nguyên nhân đông cứng khớp vai
Đông cứng khớp vai thường là hậu quả của một chấn thương khớp vai (rách chóp xoay), gãy xương có ảnh hưởng tới khớp vai, hoặc có thể sau phẫu thuật khớp vai. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người bệnh sau một phẫu thuật nào đó như phẫu thuật não hoặc tim.
Đông cứng khớp vai có thể xuất hiện mà không có chấn thương trước đó ở những người bệnh có bệnh nền. Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc đông cứng khớp vai cao hơn. Khoảng 10-20% người bệnh đái tháo đường có đông cứng khớp vai. Những bệnh nền khác như bệnh lý tuyến giáp, bất động thời gian dài, đột quỵ não, Parkinson, điều trị thuốc kháng virus … cũng hay gặp đông cứng khớp vai đi kèm.
Thầy thuốc không thể biết chắc chắn được nguyên nhân nào dẫn tới đông cứng khớp vai, nhưng có thể tư vấn và dự đoán sự xuất hiện và tiên lượng của bệnh.
Các yếu tố nguy cơ cứng khớp vai
Người ta chưa biết tại sao lại dẫn đến viêm dính bao khớp vai, nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ đã được báo cáo, đó là:
+ Tuổi: thường gặp ở những người tuổi 40 đến 60, hiếm gặp ở người trẻ.
+ Giới: nam gặp nhiều hơn nữ.
+ Tiền sử chấn thương khớp vai: chấn thương cũ có thể chỉ là chấn thương phần mềm, hoặc có gãy xương liên quan đến khớp vai mà xương gãy đã liền.
+ Tiền sử phải bất động khớp vai một thời gian dài: đây là yếu tố nguy cơ hay gặp. Bệnh nhân trước đây đã phải bất động khớp vai do nhiều lý do khác nhau, như bất động do gãy xương.
+ Gần đây các hoạt động nghề nghiệp, thể thao hay sinh hoạt, mà cánh tay phải văng mạnh trong nhiều tuần trở lên như thi đấu tennis, chơi cầu lông, chơi gol.
+ Đột quỵ não: Bệnh nhân đột quỵ não có tỉ lệ bị đông cứng khớp vai bên liệt cao hơn 3-4 lần người bình thường.
+ Người bị bệnh đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ bị đông cứng khớp vai 20%, cao gấp 5-6 lần so với người không đái tháo đường (tỉ lệ đông cứng khớp vai ở người không đái tháo đường trên 40 tuổi là 3-5%).
+ Người bị hội chứng rễ thần kinh cổ: rễ C5, C6 chi phối khớp vai cả vận động, cảm giác và dinh dưỡng. Những người bị hội chứng rễ thần kinh cổ có tỉ lệ đông cứng khớp vai cao hơn bình thường.
+ Người mắc một số bệnh mạn tính như: bị viêm khớp dạng thấp, bị bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bệnh mạn tính của phổi và lồng ngực, cơn đau thắt ngực.
+ Không rõ yếu tố nguy cơ: phần lớn bệnh nhân không rõ yếu tố nguy cơ, người ta cho là có thể do rối loạn miễn dịch, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào bao khớp và màng hoạt dịch khớp vai của chính mình, do yếu tố nội tiết (phụ nữ sau mãn kinh gặp tỉ lệ cao hơn), do rối loạn thần kinh sinh dưỡng vùng khớp vai.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?
Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh cứng khớp vai nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ;
Tập thể dục theo hướng dẫn;
Theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu;
Nên cố gắng di chuyển và sử dụng vai bình thường bởi vì cứng khớp vai thường do không di chuyển hoặc ít sử dụng vai trong thời gian dài.
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Tại sao bạn nên điều trị cứng khớp vai tại HTC
Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
Chi phí hợp lý ai cũng có thể điều trị được
Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân
Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.
PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838