Chèn ép thần kinh bì trước là một nguyên nhân hiếm gặp của các cơn đau thành bụng trước và thường bị bỏ qua trên chẩn đoán lâm sàng. Hội chứng chèn ép nhánh bì trước là một nhóm các triệu chứng bao gồm như dao cứa xuất hiện từ thành bụng trước kèm theo phát hiện thực thể về điểm nhạy cảm đau trên vùng chi phối của nhánh bì trước. Đau lan vào trong về phía đường trắng nhưng trong hầu hết các trường hợp đau không vượt quá đường giữa.
Hội chứng chèn ép nhánh bì trước xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ trẻ. Bệnh nhân thường có thể khu trú được nguồn đau một cách chính xác bằng cách chỉ vào điểm mà nhánh bì trước của thần kinh gian sườn chuyển hướng đột ngột về phía trước để phân nhánh chi phối cho thành bụng trước. Dây thần kinh đi qua một vòng xơ chắc khi nó xuyên thủng mạc, và tại điểm này dây thần kinh có thể bị chèn ép.
Đi kèm với thần kinh xuyên qua mạc là động, tĩnh mạch thượng vị. Có khả năng tồn tại một lượng nhỏ mỡ bụng thoát vị qua vòng xơ và bị mắc lại, dẫn đến dây thần kinh càng bị chèn ép hơn. Đau do chèn ép thần kinh bì trước có cường độ từ vừa đến nặng.
Đường đi của thần kinh bì trước ở thành bụng
Như đã đề cập từ trước, bệnh nhân có thể chỉ ra các điểm mà thần kinh bì trước bị mắc chèn ép. Sự xờ nắn điểm này thường gây ra cơn đau buốt, nhói đột ngột ở vùng phân bố của dây thần kinh bì trước bị ảnh hưởng. Sự co chủ động của các cơ bụng làm tăng thêm lực ép lên dây thần kinh và có thể gây đau. Bệnh nhân cố gắng để cố định dây thần kinh bị ảnh hưởng bằng cách giữ cho các đốt sống thắt lưng – ngực hơi gập nhẹ để tránh tăng sự căng ép trên hệ cơ bụng.
Bệnh nhân với hội chứng chèn ép thần kinh bì trước thường cố gắng để cố định dây thần kinh bị ảnh hưởng bằng cách giữ cho các đốt sống thắt lưng-ngực hơi gập nhẹ để tránh tăng sự căng ép trên hệ cơ bụng Bệnh nhân làm động tác sit – up ( gập bụng từ tu thế nằm ngửa, không dùng tay hỗ trợ) thường gây đau, tương tự như khi làm nghiệm pháp Valsasva.
Những bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh bì trước sẽ có test Carnett dương tính khi bệnh nhân được yêu cầu làm căng khối cơ bụng, điều này biểu thị cơn đau ở thành bụng chứ không phải đau có nguồn gốc từ bên trong bụng.
Chụp X- quang thường quy được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có triệu chứng đau được cho là bắt nguồn từ các xương sườn và sụn sườn dưới để loại trừ các tình trạng bệnh lý về xương, bao gồm khối u và gãy xương sườn. Đánh giá bằng X-quang túi mật được chỉ định nếu nghi ngờ sỏi túi mật.
Dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định, bao gồm công thức máu, thăm trực tràng và xét nghiệm guaiac phân ( tìm máu trong phân), tốc độ máu lắng, và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.
Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) bụng được chỉ định nếu nghi ngờ có bệnh lý hoặc khối tiềm ẩn bên trong bụng. Tiêm thần kinh bì trước có hoặc không có sự dẫn hướng của siêu âm tại điểm mà thần kinh chui qua mạc đóng vai trò như một phương pháp chẩn đoán và điều trị.
Chẩn đoán phân biệt của hội chứng chèn ép thần kinh bì trước với thoát vị bụng, loét đường tiêu hóa, viêm túi mật, bán tắc ruột, sỏi thận, đau thắt ngực, thiếu máu mạc treo, bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường, và viêm phổi.
Bệnh mạch máu collagen, bao gồm bệnh lupus ban đỏ hệ thống và bệnh viêm quanh nút động mạch có thể gây đau bụng từng cơn nhưng hiếm gặp, chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin cũng có thể gây đau bụng từng cơn. Đau của bệnh zona cấp tính có thể đến trước khi ban ngứa nổi từ 24 đến 72 giờ, nên có thể được quy nhầm do chèn ép thần kinh bì trước.
>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Bệnh nhân bị đau do hội chứng chèn ép thần kinh bì trước thường cho rằng triệu chứng đau của họ đến từ túi mật hoặc bệnh viêm loét. Ngoài ra, sự đa dạng trong giải phẫu các dây thần kinh tại vị trí này có thể dẫn đến sự đa dạng đáng kể trong cách biểu hiện lâm sàng. Vì vậy để đảm bảo được chuẩn đoán chính xác và điều trị triệt để bạn nên đến HTC. Sau đây chính là lý do:
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…