TIN TỨC

Chấn thương gân cơ kheo- Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tốt

Cơ gân kheo (Hamstring) là một loại nhóm cơ đặc biệt, nằm ở mặt sau đùi, là cầu nối giữa xương ngồi với xương cẳng chân, vì vậy vùng cơ này có tác dụng trong việc gập gối hay ưỡn hông về phía sau. Các cơ gân kheo không được sử dụng nhiều khi đứng hoặc đi bộ, nhưng chúng hoạt động rất tích cực trong các hoạt động uốn cong đầu gối, chẳng hạn như chạy, nhảy và leo núi. Khi chấn thương kheo xảy ra bạn sẽ gặp các dấu hiệu gì? Cách xử lý và điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau:

Chấn thương cơ gân kheo là gì?

Chấn thương cơ gân kheo hay chấn thương gân kheo, là khái niệm biểu thị tình trạng 1 hoặc nhiều cơ vùng đùi sau căng cơ quá mức hay thậm chí là bị rách. Đây là loại chấn thương khá phổ biến trong nhiều hoạt động có liên quan đến chạy nhảy hoặc cũng có thể xảy ra nếu bạn căng cơ quá mức do hoạt động nào đó.

Chấn thương gân kheo hiện nay được phân loại dựa trên tình trạng và mức độ kéo căng cơ bắp, bao gồm:

  • Cấp độ 1: bị căng cơ và có vết rách nhỏ không đáng kể. là mức độ nhẹ nhất và có tiên lượng tốt khi các sợi cơ chỉ bị kéo căng quá mức, chưa bị đứt rách. Bệnh nhân chỉ cảm giác đau và hơi sưng phù nhẹ ở sau đùi.
  • Cấp độ 2: bệnh nhân bị rách một phần của cơ căng. bệnh nhân cảm thấy sưng đau nhiều hơn và thực hiện một số động tác khó khăn hơn bình thường.
  • Cấp độ 3: tình trạng căng cơdiễn biến nghiêm trọng, cơ bắp hoàn toàn bị rách và cần phải phẫu thuật để khắc phục tình trạng này. Đây là mức độ nặng nhất của rách gân cơ đùi, nhưng tỉ lệ rất ít gặp. Ở mức độ này thì cơ đùi sau đã bị rách và tách rời hoàn toàn khỏi phần gân. Các biểu hiện thường gặp là cảm giác đau dữ dội, sưng phù nhiều kèm bầm tím và hoàn toàn không còn vận động được các cơ đùi sau

Nguyên nhân gây chấn thương cơ gân kheo

Những cơ này giúp bạn có thể duỗi thẳng chân ra sau cơ thể và uốn cong đầu gối. Khi bất kỳ cơ nào trong số này căng ra quá giới hạn trong quá trình hoạt động thể chất, có thể dẫn đến chấn thương. Thường có liên quan đến các hoạt động chạy nhảy, đặc biệt là khi người bệnh di chuyển với tốc độ cao ngay từ khi bắt đầu xuất phát  hoặc dừng lại quá đột ngột khi đang chạy nhanh khiến cơ không kịp thích nghi.

Các hoạt động này sẽ bị kéo căng quá mức. Khi tình trạng này kéo dài, cơ sẽ dần bị đứt hoặc rách, gây ra chấn thương cơ gân kheo. Tình trạng chấn thương gân kheo có thể xảy ra ở cả nam và nữ.

Các yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ của chấn thương gân kheo

  • Tuổi tác: người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn.
  • Đã từng bị chấn thương tương tự trước đó: Sau khi bạn bị một chấn thương gân khoeo, bạn có nhiều khả năng bị một chấn thương khác, đặc biệt nếu bạn cố gắng tiếp tục tất cả các hoạt động của mình ở mức cường độ trước khi chấn thương trước khi cơ của bạn có thời gian để chữa lành và xây dựng lại sức mạnh.
  • Dây thần kinh vùng lưng dưới bị chèn ép.
  • Thường xuyên hoạt động thể thao quá mức.
  • Hay mệt mỏi, sức khỏe kém
  • Cơ bắp thiếu sự cân bằng hoặc cơ kém linh hoạt, khiến vùng cơ bắp không thể chịu đầy đủ lực tác động của hoạt động nhất định, chúng sẽ ít có khả năng đối phó với căng thẳng khi tập luyện và dễ bị thương hơn.dẫn đến căng cơ , chấn thương cơ gân kheo
  • Mất cân bằng cơ bắp: Khi một nhóm cơ mạnh hơn nhiều so với nhóm cơ đối lập của nó, sự mất cân bằng có thể dẫn đến căng cơ. Điều này thường xuyên xảy ra với các cơ gân kheo. Cơ tứ đầu ở phía trước đùi thường hoạt động mạnh hơn. Trong các hoạt động tốc độ cao, gân kheo có thể bị mỏi nhanh hơn cơ tứ đầu. Sự mệt mỏi này có thể dẫn đến căng cơ, dễ chấn thương cơ gân kheo hơn. 

Cũng có nhiều khả năng bị căng gân kheo nếu:

  • Bạn không khởi động trước khi tập thể dục.
  • Các cơ ở phía trước đùi (cơ tứ đầu) căng khi chúng kéo xương chậu về phía trước và siết chặt gân kheo.
  • Cơ mông yếu. Cơ mông và gân kheo hoạt động cùng nhau. Nếu cơ mông yếu, gân kheo có thể bị quá tải và bị căng.

Dấu hiệu, triệu chứng của chấn thương kheo

Các dấu hiệu thường rất rõ ràng

  • Đau ở phía sau chân mỗi khi tập thể dục hay đi lại, không thể chạy nhảy bình thường.
  • Căng cứng
  • Khu vực chấn thương bị sưng hoặc bầm tím.
  • Bệnh nhân khó khăn khi duỗi chân hoặc co chân.

Chấn thương cơ kheo có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp chấn thương gân kheo có thể tự lành sau một thời gian, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng mất khả năng hoạt động chân linh hoạt.

Sau chấn thương, bạn không thể hoạt động gắng sức như trước khi cơ chưa được phục hồi hoàn toàn. Nếu vẫn cố gắng duy trì các hoạt động với cường độ đó, nguy cơ tái chấn thương có thể xảy ra.

Đặc biệt cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị đúng hướng để tránh các biến chứng nguy hiểm bạn nhé.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách xử lý nhanh khi bị chấn thương cơ kheo

Khoảng thời gian cần thiết để hồi phục sau khi bị căng hoặc rách gân kheo sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Một chấn thương hoặc căng cơ nhẹ (độ 1) có thể mất vài ngày để chữa lành, trong khi có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục sau vết rách cơ (độ 2 hoặc 3).

Xử lý theo Nguyên tắc RICE là rất đúng đắn trong trường hợp này.

Cách điều trị chấn thương cơ gân kheo hiệu quả nhất

Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện trong điều trị các chấn thương thể thao.

Cụ thể với bệnh lý về chấn thương kheo phương pháp điều trị tại HTC bao gồm:

  • HTCMT được xem là phương pháp tối ưu, giúp giảm đau, giảm viêm, giảm sưng nề, tăng cường tuần hoàn, tái tạo và sửa chữa tổn thương. Bên cạnh đó HTCMT giúp làm mềm và tăng cường sức mạnh cho hệ cơ qua đó giảm áp lực lên khớp gối, giúp khớp gối nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa tái phát.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS,… mang năng lượng cao tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm khác qua đó bạn khôi phục toàn bộ tầm vận động

Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân không chỉ hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh lý được xử lý tận gốc, cấu trúc cơ xương khớp được phục hồi tự nhiên.

Tại sao điều trị chấn thương kheo tại HTC lại là sự lựa chọn thông minh của bạn?

  • Tại HTC bệnh lý chấn thương là một trong các bệnh lý phổ biến, tỷ lệ điều trị hiệu quả lên đến 100%.
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật.
  • Điều trị tận gốcgiảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Là địa chỉ duy nhất giúp bạn có thể chơi lại thể thao bình thường
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC là điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp như dùng thuốc hay tiêm thì tổng chi phí lại thấp hơn nhiều
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Đặc biệt dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân cũng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại HTC

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

17 giờ ago

3 ngày ago

5 ngày ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago