Categories: TIN TỨC

Chân Thương Dây Chằng Khuỷu Tay

Chấn thương dây chằng khuỷu

Khuỷu tay là một bộ phận dễ bị tổn thương bởi thường xuyên chịu đựng các tác động cơ học, tì đè trong các hoạt động của con người. Trong đó đau dây chằng khuỷu tay là thường gặp nhất trong chơi thể thao, nhất là các động tác ngã từ trên cao xuống có dùng tay để đỡ. Nếu chỉ bị căng, rách nhẹ, dây chằng sẽ tự lành sau một thời gian nhưng nếu bị tổn thương nặng có thể phải cần đến phẫu thuật để tránh khuỷu mất vững hoặc đau mãn tính.

1. Chấn thương dây chằng khuỷu tay là gì?

Chấn thương dây chằng khuỷu tay: là tình trạng các sợi dây chằng ở khớp khuỷu tay bị kéo căng, rách hoặc thậm chí là đứt hoàn toàn sau chấn thương. Chấn thương khớp càng nặng thì càng ảnh hưởng đến dây chằng. Bình thường khớp khuỷu tay có khả năng chịu lực rất tốt, giúp thực hiện các động tác từ đơn giản đến phức tạp như xoay, gập, duỗi trong sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao. Sự vững chắc này đến từ các dây chằng, bao gồm: dây chằng hình khuyên, dây chằng bên ngoài, dây chằng hướng tâm. Do đó khi có chấn thương dây chằng, người bệnh sẽ bị giảm khả năng vận động, thậm chí thoái hoá hoặc đau mãn tính sớm so với độ tuổi.

Để phân loại chấn thương dây chằng khuỷu tay có 2 dạng:

  • Đứt dây chằng khuỷu tay: dây chằng khuỷu tay có thể bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn, khớp khuỷu sưng đau nhiều, bầm tím, mất ổn định và không cầm nắm được dẫn tới mất chức năng nghiêm trọng.
  • Giãn dây chằng khuỷu tay: là tình trạng dây chằng bị giãn hoặc rách rất nhỏ, khớp khuỷu tay ít hoặc không có bất ổn, các sợi dây chằng chỉ bị kéo căng mà không đứt. Người bệnh có thể không đau hoặc viêm nhiều nhưng nếu không chăm sóc tốt có thể làm tăng nguy cơ tái phát chấn thương và những lần chấn thương sau thường nặng hơn.

2. Nguyên nhân dẫn tới chấn thương dây chằng khuỷu tay

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới chấn thương dây chằng khuỷu tay gồm có:

    • Áp lực quá mức: thường đến từ hoạt động thể thao như ném bóng, đánh bóng trong bóng chày, bóng chuyền, bóng bầu dục, tennis,… với cường độ và tần suất cao của việc thực hiện các động tác hướng ra phía ngoài của khớp, người chơi các môn thể thao này thường bị chấn thương dây chằng bên trong.

  • Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (còn có tên gọi khác là hội chứng đau khuỷu tay tennis): Xảy ra khi có các chấn thương đến các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay. Cuối cùng, các vết rách này dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị, những vết sẹo và vết vôi hóa này sẽ gây ra áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh.
  • Ngoài ra, đau khuỷu tay còn có thể xuất phát do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chấn thương ở khuỷu (bong gân khuỷu tay, giãn cơ, trật khớp, gãy xương), chèn ép thần kinh trong (chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay, thoái hoá).

3. Biểu hiện của chấn thương khuỷu tay

  • Đối với đau do hội chứng khuỷu tay quần vợt, các triệu chứng thường tiến triển dần dần, cơn đau bắt đầu nhẹ và từ từ trở nên xấu đi trong vài tuần hay vài tháng. Thường không có chấn thương cụ thể liên kết với sự bắt đầu của triệu chứng.
  • Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay ( như siết lực tay sau đó làm các động tác liên quan đến xoắn, vặn khuỷu tay, đặc biệt là vắt quần áo + vắt khăn).
  • Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf), người bệnh sẽ bị đau dọc bên trong khuỷu tay, đau tại điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay, thường có cảm giác căng cơ, nhói, sưng nề vị trí khuỷu tay .

4. Điều trị chấn thương dây chằng khuỷu tay như thế nào?

Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khuỷu tay khác nhau mà chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau (việc khám để biết chính xác về bệnh lý và cách chữa trị để khắc phục). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều phương án điều trị như dùng thuốc, tiêm , điều trị bảo tồn vật lý trij liệu .

Dùng thuốc

  • Đây là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến với các trường hợp đau khớp khuỷu tay. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc như Acetaminophen (đau nhẹ đến trung bình), Tramadol (đau trung bình đến nặng), thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), thuốc sinh học, Corticoid.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, tăng tầm vận động cho khuỷu tay và chống cứng khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh, kéo giãn và cải thiện sự linh hoạt cho dây chằng. Các hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng gồm:

  • Điều trị cơ
  • Siêu âm trị liệu
  • Điện xung trị liệu
  • Nhiệt trị liệu ( chườm lạnh)
  • Tập phục hồi
  • Sóng shock wave ( sóng xung kích)

Cách điều trị Chấn thương dây chằng khuỷu tay hiệu quả cao

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau khuỷu tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Tại sao bạn nên điều trị Chấn thương dây chằng khuỷu tay tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đau khuỷu tay là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Phục hồi nhanh, vận động dễ dàng sau điều trị
  • Hiệu quả với các ca bệnh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi.
  • Tiết kiệm thời gian: 60-90 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch hẹn trước không cần chờ đợi
  • Không cần kiêng khem khổ sở, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân
  • Chi phí điều trị hợp lý, niêm yết tại phòng khám, phù hợp với mọi người. Bệnh nhân sẽ được thông báo trước khi điều trị.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Tuan

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago