Người tập luyện thể thao, nhất là môn chạy bộ, đá bóng… rất dễ gặp phải chấn thương đau khớp gối. Vì sao lại như vậy? Cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao như nào.
Đau khớp gối sau khi chơi thể thao là sự cố bất cứ ai cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân khiến khớp gối bị đau có thể do các vấn đề cơ học, do tập luyện với cường độ quá sức… Dù xuất phát từ lý do gì thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn cần đến sự chăm sóc y tế.
Trong nhiều trường hợp, đau khớp gối sau khi chơi thể thao là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp. Ngoài ra, đau khớp gối sau khi chơi thể thao còn có một số nguyên nhân khác như sau:
Cấu tạo khớp gối gồm có bốn dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Chức năng và độ bền của dây chằng chi phối độ ổn định của khớp gối.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng (thường là đứt, giãn dây chằng…) mà sẽ có hướng điều trị. Thông thường, nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng, các chấn thương dây chằng đều có thể điều trị thành công được mà không cần phẫu thuật.
Ngoài dây chằng, cấu tạo khớp gối còn gồm có ba xương là xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Chúng liên kết với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân. Nhằm giảm xóc và tránh những va chạm không đáng có từ bên ngoài, chúng còn được thêm vào lớp sụn.
Tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao có thể xuất phát từ việc lớp sụn lót bên trong khớp gối hoặc đôi khi là cả sụn và xương bị tác động. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp thay vì chỉ chụp X-quang để chẩn đoán dạng thương tổn này.
Nếu sụn gặp chấn thương, kết quả phim chụp sẽ cho thấy rõ các mảnh sụn “trôi nổi” xung quanh khớp gối, gây hạn chế về cử động như cứng khớp gối, đầu gối đau khi co duỗi và thường bị sưng tấy lên.
Đau khớp gối sau khi chơi thể thao mà không phải do gặp chấn thương nào thì nhiều khả năng nguyên nhân là do bạn đã vận động khớp gối quá sức. Việc rèn luyện thể lực, sức khỏe phải thực hiện bài bản thì mới có thể tránh chấn thương. Trong khi đó, rất nhiều người suy nghĩ phải vận động đến mức mệt nhoài mới có kết quả.
Hành động này rất phản khoa học và tồn tại nhiều rủi ro bởi khi cơ thể mệt mỏi, khả năng kiểm soát chính xác các cử động chi (như chân) có thể sai lệch, dễ dẫn đến chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau (đầu gối), đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu những chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như chạy hoặc nhảy.
Về lâu dài, việc này tạo ra một lực căng ngày càng nhiều lên đầu gối. Bạn chỉ nhận ra cảm giác đau mỏi sau khi chơi thể thao vì lúc này nồng độ endorphin có tác dụng chống mệt mỏi, đau nhức đã xuống thấp.
Việc thường xuyên thực hiện các thao tác lặp đi, lặp lại, tạo sức căng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp gối phổ biến ở các vận động viên cũng như một bộ phận người lao động. Dù cho các thao tác đó có hoàn hảo và chính xác đến độ nào thì với tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể làm hao mòn một phần cơ hay các mô nâng đỡ.
Thao tác càng thực hiện giống nhau nhiều lần mà không đủ thời gian phục hồi càng dễ gặp chấn thương. Đau khớp gối sau khi chơi thể thao nhiều trường hợp cơ bắp có thể bị ảnh hưởng nhưng đa số là do dây chằng bị chèn ép, mài mòn hoặc sụn ở đầu gối bị tổn thương, mỏng dần khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.
Nếu bị đau cơ đầu gối khi chấn thương thể thao, bạn hãy dừng lại ngay quá trình tập luyện, tiến hành thực hiện phương pháp RICE. Trước tiên, hãy nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng, thư giãn cơ thể. Với các tình huống nặng, nên khẩn cấp tiến hành chườm lạnh để giảm sưng, giảm đau. Liên tục chườm lạnh khoảng 15 – 20 phút qua khăn lạnh hoặc bọc đá bằng lớp khăn mềm, sao cho hệ cơ được giãn ra chứ không bị bó buộc.
Sau khi đã chườm lạnh, bạn xem xét tình hình chấn thương để lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp.
– Băng bó vết thương đối với tình trạng máu chảy, bong gân
– Châm cứu, bấm huyệt trị đau khi bị viêm xương khớp.
– Sử dụng thuốc giảm đau có chứa glucosamine sulphate tinh thể để tăng cường sức khỏe khớp gối.
Cuối cùng hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra tình trạng chấn thương.
Để lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp, bạn cần đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán tình trạng. Một vài trường hợp đau cơ đầu gối khi chơi thể thao do viêm khớp thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn sử dụng mà không cần phẫu thuật.
Ngược lại đối với các tổn thương nặng hơn, bác sĩ bắt buộc tiến hành vật lý trị liệu nhằm tăng cường sức bền và làm căng các cơ xung quanh đầu gối. Giải pháp này giúp tăng sức mạnh cho cơ, ngăn ngừa chấn thương phát sinh.
Cuối cùng, với các chấn thương nặng dẫn đến đau cơ khớp gối như đứt dây chằng, gãy xương thì buộc bạn phải tiến hành phẫu thuật. Sử dụng phương pháp nội soi để phục hồi, nối hoặc loại bỏ các mảnh vỡ bên trong.
Khởi động trước khi tập luyện để ngăn ngừa chấn thương
– Chọn bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình
– Hãy khởi động trước khi tập
– Tập luyện với cường độ phù hợp và đừng nên vận động quá sức khi mới bắt đầu bất cứ một môn thể thao nào.
– Đừng quên nghỉ ngơi giữa các hiệp để phục hồi sức lực trước khi bắt đầu quá trình tập luyện mới.
– Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ để không bị mất sức gây ra hiện tượng đau cơ đầu gối khi chơi thể thao.
– Hãy kiểm tra sức khỏe, phòng ngừa tình trạng viêm khớp hoặc thoái hoá.
– Trang bị phụ kiện bảo hộ cần thiết như băng đầu gối, đai bảo vệ khớp gối.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau cổ tay do chơi bóng rổ là tình trạng cũng khá phổ biến, đặc…
Việc đau cổ tay do chơi bóng bàn là một tình trạng khá phổ biến,…
Đau cổ tay do chơi cầu lông là chuyện khá phổ biến đấy, đặc biệt…
Đau cổ tay do chơi golf thì cũng là một chấn thương khá phổ biến…
Là một môn thể thao kết hợp giữa tennis, cầu lông và bóng bàn, Pickleball…
Tennis - bộ môn thể thao giúp cải thiện sức bền, phản xạ, sức mạnh…