Categories: TIN TỨC

Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Hội chứng Tennis Elbow là gì:

Hội chứng Tennis Elbow (còn gọi là hội chứng khuỷu tay tennis, khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm phần gân nối cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là cảm giác đau nhức quanh mặt ngoài của khuỷu tay.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này là người chơi tennis hoặc người thường xuyên sử dụng khuỷu tay như thợ sửa ống nước, thợ mộc, họa sĩ, người dùng máy tính, đầu bếp, thợ đan len, thợ cơ khí… Không chỉ gây đau, hội chứng khuỷu tay tennis còn làm hạn chế hoạt động bình thường của vùng khuỷu và cánh tay.

Biểu hiện của người mắc hội chứng Tennis Elbow:

  • Người bệnh thường có cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng khuỷu và cánh tay.
  • Cơn đau có thể lan dần từ khuỷu tay xuống cẳng thậm chí tới cổ tay.
  • Đau khi gấp duỗi, xoay vặn khuỷu tay, xách vật nặng hoặc khi lái xe…
  • Vùng bị tổn thương thường bị sưng đỏ, nóng rát.
  • Trương lực cơ tay yếu, cầm nắm không chắc chắn, khó khăn trong vận động.

1. Nguyên nhân gây ra hội chứng khuỷu tay tennis

Hội chứng Tennis Elbow chủ yếu xảy ra từ việc sử dụng các nhóm cơ cẳng tay ở cường độ cao. Đặc biệt là sự co duỗi lặp đi lặp lại của các cơ bắp tay khi dùng để duỗi thẳng, nâng cao bàn tay và cổ tay khi chơi thể thao hoặc khi thực hiện các cử động như vẽ tranh, vặn vít, sử dụng chuột máy tính… Điều này gây ra nhiều vết rách nhỏ ở gân nối cơ tay trước và xương lồi cạnh ngoài khuỷu tay.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Hội chưng Tennis Elbow

Tuổi tác: Người từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay tennis cao hơn so với những đối tượng khác.

Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá trong thời gian dài khiến cho gân và cơ bắp yếu dần và dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc hội chứng Tennis Elbow.

Tập luyện sai kỹ thuật: Luyện tập không đúng kỹ thuật khiến cho gân, cơ bắp, xương khớp bị áp lực đè nén, lâu ngày dẫn đến thương tổn.

Một số môn thể thao: Ngoài tennis thì những môn thể thao như cử tạ, đấu kiếm, bơi lội, golf cũng có thể gây ra hội chứng khuỷu tay quần vợt.

2. Hội chứng Tennis Elbow có nguy hiểm không?

Hội chứng khuỷu tay tennis thường diễn tiến chậm, các triệu chứng kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Vì vậy mà ban đầu các cơn đau không quá nghiêm trọng và tần suất không nhiều, làm cho người bệnh mất cảnh giác và chủ quan trong việc thăm khám, điều trị.

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng khuỷu tay tennis đều đáp ứng tốt với điều trị  vật lý trị liệu- phục hồi chức năng không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tiếp tục vận động gắng sức, không chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mãn tính kéo dài, mất chức năng vận động, teo cơ.

Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau bất thường ở vùng khuỷu tay, tốt nhất bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

3. Chẩn đoán hội chứng Tennis Elbow

Để chẩn đoán hội chứng Tennis Elbow, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và một số kết quả xét nghiệm:

Chẩn đoán lâm sàng:

  • Bác sĩ sẽ hỏi thăm về triệu chứng, tiểu sử bệnh lý, nghề nghiệp và môn thể thao đã chơi.
  • Bác sĩ kiểm tra cử động khuỷu tay, cổ tay, ngón tay theo nhiều hướng, đồng thời tác động lực vào vùng bị thương để kiểm tra mức độ đau và xác định vị trí đau.

Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Khi đã khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chụp X-quang: Giúp kiểm tra cấu trúc xương có gặp bất thường hay không
  • Siêu âm: Xác định tổn thương ở mô mềm.
  • Chụp MRI: Xác định chính xác vị trí bị đau, tình trạng và loại gân bị tổn thương.
  • Điện cơ (EMG): Xác đinh cơn đau do chèn ép dây thần kinh hay là hội chứng khuỷu tay quần vợt (vì dấu hiệu của cả hai khá giống nhau). Từ đó, xác định được số lượng và loại dây thần kinh ở khuỷu tay bị tổn thương.

4. Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow 

Các phương pháp điều trị hội chứng khuỷu tay quần vợt thường bao gồm:

4.1. Các biện pháp giảm đau, giảm sưng RICE tại nhà

Phương pháp RICE bao gồm các bước như sau:

Rest (nghỉ ngơi): Người bệnh khuỷu tay quần vợt nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để hạn chế tổn thương và giúp vết thương có thời gian lành lại.

Ice (chườm lạnh): Dùng túi chườm lạnh lên khuỷu tay trong 15 – 20 phút, 3 lần mỗi ngày để xoa dịu cơn đau và giảm sưng viêm.

Compression (băng ép): Nẹp cẳng tay giúp cố định vị trí, giảm sự chèn ép lên gân cơ để khuỷu tay giảm đau và phục hồi vết thương tốt hơn.

Elevation (kê cao): Sử dụng dây đeo khuỷu tay để nâng đỡ cẳng tay, giảm thiểu áp lực với gân cơ và giảm đau nhức.

Biện pháp RICE chỉ có tác dụng với tình trạng khuỷu tay tennis nhẹ.

4.2. Dùng thuốc điều trị hội chứng Tennis Elbow

Các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, NSAID (thuốc chống viêm không Steroid) có thể giúp giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình một cách nhanh chóng. Nếu cơn đau nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Steroid cho người bệnh.

4.3. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp rút ngắn thời gian phục hồi gân và cơ, đồng thời giảm sưng viêm và đau nhức. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể người bệnh, xử lý tăng tiểu cầu rồi tiêm lại vào người bệnh nhân.

4.4. Vật lý trị liệu -phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng là phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao và an toàn trong việc giảm đau, điều trị viêm gân khuỷu tay nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Liệu trình vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ tay. Đồng thời kết hợp một số thiết bị vật lý trị liệu hiện đại để giúp giảm viêm, giảm đau lấy lại trương lực cơ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

4.5. Phẫu thuật

Phẫu thuật khuỷu tay được chỉ định khi người bị hội chứng Tennis Elbow nặng hoặc việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn không có hiệu quả sau 6 – 12 tháng áp dụng. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật là mở hoặc nội soi khớp, tùy thuộc vào tình trạng cũng như các yếu tố liên quan khác.

Vì phương pháp này mang lại nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, mạch máu, mất khả năng linh hoạt,…vì vậy, người bệnh cần phải cẩn thận trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật.

Cách điều trị Tennis Elbow hiệu quả cao

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau khuỷu tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Tại sao bạn nên điều trị Tennis Elbow tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đau khuỷu tay là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.Phục hồi nhanh, vận động dễ dàng sau điều trị
  • Hiệu quả với các ca bệnh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi.
  • Tiết kiệm thời gian: 60-90 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch hẹn trước không cần chờ đợi
  • Không cần kiêng khem khổ sở, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân
  • Chi phí điều trị hợp lý, niêm yết tại phòng khám, phù hợp với mọi người. Bệnh nhân sẽ được thông báo trước khi điều trị.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Tuan

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago