Liệt hai chi dưới – hội chứng lâm sàng chủ yếu do tổn thương thần kinh trung ương ở bó tháp tủy sống. Đặc trưng của hội chứng biểu hiện rõ ràng nhưng để điều trị bệnh là cả sự khó khăn về việc phải kết hợp điều trị nguyên nhân, triệu chứng và vật lý trị liệu. Cùng HTC tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người liệt hai chi dưới nhé!
Liệt hai chi dưới ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào?
Liệt hai chi dưới khỉ mất hoặc giảm vận động và cảm giác ở hai chân.
Nguyên nhân gây liệt hai chi dưới
- Do chấn thương tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, do chiến tranh, bạo lực xã hội.
- Do các bệnh của tủy sống viêm tủy cắt ngang, u tủy sống, lao cột sống
- Các biến dạng của tư thế cột sống gù, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm vào trứng chiên ở tuỷ sống.
- Bệnh mạch máu hay huyết khối mạch tuỷ.
- Bệnh do thầy thuốc gây nên: sau phẫu thuật, XQ cột sống có cản quang, sơ cứu chấn thương cột sống ban đầu thiếu kinh nghiệm
Chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt hai chi dưới
Giai đoạn 1: chủ yếu là chăm sóc tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế
Trong giai đoạn này làm các công việc sau :
– Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân .
– Chăm sóc vùng bị đè ép để để phỏng loét đặc biệt các vùng sát da.
- Nằm trên nệm mềm, dày (đệm mút cao su hoặc đệm hơi )
- Đặt gối mềm và giữ phần da gần xương không tỳ xuống mấy giường.
- Đặt một miếng vải dưới bệnh nhân và lăn trở người bệnh. Thay đổi tư thế 2-3 giờ một lần.
- Giữ da và giường bệnh luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Cho bệnh nhân ăn đủ chất dinh dưỡng, giàu đạm như thịt, trứng, vitamin và
- Kiểm tra bệnh nhân thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ loét da đỏ lên mà không mất đi sau 15 phút.
- Xoa bóp và cử động để tăng cường lưu thông tuần hoàn.
– Nuôi dưỡng và chăm sóc đường tiêu hoá
- Sau khi bị tai nạn, bệnh nhân có triệu chứng liệt dạ dày và liệt ruột, trong trường này cho bệnh nhân nhịn ăn, truyền dịch theo đường tĩnh mạch, đất sonde dạ dày. Sau 2-3 ngày 3 thát hiện nhu động ruột, cho bệnh nhân ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và cung cấp đủ nước(>2 lít ngày).
- Đánh giá tình trạng của ruột và phân để điều chỉnh chương trình luyện tập và chế độ ăn uống phù hợp.
– Chăm sóc đường tiết niệu
- Kiểm tra những ngày đầu có căng bàng quang không, nếu có đặt sonde bàng quang ngay.
- Uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả.
– Đặt bệnh nhân đang tư thể và tập thụ động
- Tư thế đầu và cột sống thuận lợi, không gây tổn thương thận và không gây chèn én
- Đặt tay và chân bệnh nhân đúng tư thế để đề phòng co rút.
- Tập thụ động theo tâm hoạt động của khớp.
- Vận động thụ động hai chân.
- Vận động tự do hai tay hoặc có đề kháng bằng tay, lò xo…
- Tập mạnh ở thân mình.
– Chăm sóc đường hô hấp
- Vỗ rung để giải thoát đờm dãi, dẫn lưu tư thế .
- Tập thở.
– Để phòng tắc mạch huyết khối
- Cần hoạt động tích cực bằng cách vận động, xoa bóp các chi.
Giai đoạn hai: phục hồi tại viện hoặc tại nhà
Trong giai đoạn này, bệnh nhân học cách thích ứng với tần tật của mình, biết cách ngăn ngừa các biến chứng, học để sử dụng các khả năng còn lại của mình
– Dạy cho bệnh nhân tự chăm sóc da: lau chùi da sạch sẽ, kiểm tra da hành ngày, phát hiện nguy cơ gây loét.
– Chăm sóc đường tiết niệu
- Hướng dẫn bệnh nhân phục hồi chức năng bàng quang (bàng quang phản xạ, bàng quang tự quản) hoặc đặt sonde bàng quang.
- Hướng dẫn bệnh nhân tự đặt sonde tiểu. Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần uống kháng sinh theo kháng sinh độ.
– Chăm sóc đường ruột
- Tập luyện thói quen đại tiện như trước khi bị tai nạn,
- Kích thích đại tiện bằng tay đeo găng hoặc thuốc đạn.
- Bệnh nhân có thể tự đeo găng để móc phân ra.
– Tập sức mạnh các cơ và tập luyện di chuyển.
– Tập di chuyển với xe lăn.
– Tập di chuyển với các dụng cụ khác: nạng, thanh song song, nẹp,…
– Tự chăm sóc bản thân : vệ sinh, tự ăn uống,…
Giai đoạn ba: tái hòa nhập vào xã hội và cộng đồng.
Giai đoạn này bệnh nhân đã tiến triển tốt, thích nghi với môi trường, tìm công ăn việc làm, hòa nhập với gia đình và xã hội.
- Tạo điều kiện để người tàn tật đi lại dễ dàng.
- Chiều cao của giường ngủ phải phù hợp cho người tàn tật.
- Nhà bếp nhà vệ sinh bố trí phù hợp cho người bệnh
- Tìm công ăn việc làm thích hợp để kiếm sống nếu còn tuổi lao động.
- Tham gia mọi sinh hoạt của gia đình và xã hội.
PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI
HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:
- Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
- Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le, BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
- Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
- Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
- Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
- Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
- Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.
LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.